Bão gây thiệt hại nặng nề trường học ở Bắc Giang

GD&TĐ - Ngày mai (10/9), nhiều trường ở Bắc Giang vẫn cho học sinh nghỉ học do trường lớp bị ngập nước hoặc đang khắc phục hậu quả của bão...

Hình ảnh một trường học ở huyện Lục Ngạn ngập sâu trong nước.
Hình ảnh một trường học ở huyện Lục Ngạn ngập sâu trong nước.

Chiều 9/9, bà Trần Thị Minh Sử, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Lục Ngạn cho biết, toàn huyện có 21 trường học (Mầm non, Tiểu học, THCS) bị ngập lụt do mưa bão số 3. Trong đó, có 1 trường ngập sâu là THCS Trần Hưng Đạo.

Theo bà Sử, các trường đã và đang tích cực khắc phục hậu quả, thiệt hại do bão gây ra khoảng 4 tỷ đồng, chủ yếu đổ tường bao, bay mái tôn, sập nhà xe, mái vòm, hỏng bể bơi.

"Do công tác chủ động phòng, chống báo của các trường, nhiều trang thiết bị dạy và học được chuyển lên tầng không hư hỏng, không có thiệt hại về người. Hôm nay 9/9 các trường chưa thể tổ chức dạy và học, ngày mai 10/9 có 37/94 trường không tổ chức học được do ngăn cách giao thông, chưa đảm bảo an toàn..." - bà Sử thông tin.

luc ngan 2.jpg
Hình ảnh một trường học ở huyện Lục Ngạn bị ảnh hưởng do bão số 3.
Hình ảnh khắc phục hậu quả do mưa bão ở một trường học trên địa bàn huyện Lục Ngạn.

Tại huyện Lục Nam, ông Vũ Thanh Hải - Trưởng phòng GD-ĐT huyện cho biết, 100% các cơ sở giáo dục cho học sinh nghỉ học ngày 9/9 để làm công tác vệ sinh, trang trí lại trường lớp và khắc phục thiệt hại sau Bão số 3 đảm bảo an toàn đón học sinh trở lại trường.

Theo ông Hải, đa số cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện bị thiệt hại về tài sản, có nhiều đơn vị bị tốc mái phòng học, phòng chức năng, các công trình phụ trợ. Bên cạnh đó là đổ tường bao, hệ thống cây xanh đổ, gẫy, nhiều biển bảng bị xé rách không sử dụng được. Với tổng thiệt hại ước tính khoảng trên 5,8 tỷ đồng.

thtt.jpg
Nhiều trường học trên địa bàn huyện Lục Nam còn bị ngập nước, chưa đón học sinh đến trường vào ngày mai 10/9.

"Đến 18h30 ngày 9/9, công tác khắc phục cơ sở vật chất các nhà trường cơ bản đã đảm bảo cho học sinh trở lại trường. Tuy nhiên do tình hình một số địa bàn thôn, bản của một số xã vẫn còn ngập, lụt, đi lại khó khăn, không an toàn cho trẻ, một số trường do mất điện nên không tổ chức được các hoạt động chăm sóc trẻ tại trường được.

Do vậy, ngày mai (10/9) sẽ có 65/83 trường cho học sinh trở lại học bình thường (18 trường mầm non, 25 trường Tiểu học và 22 trường THCS và TH&THCS). Các trường còn lại sẽ cho học sinh trở lại trường vào ngày tiếp theo khi các điều kiện an toàn cho học sinh khi đến học tập được đảm bảo..." - ông Hải thông tin.

z5813888468974_5d8de56760ca009c7eb2f896d89fcf31.jpg
Nhiều trường học ở huyện Lục Nam đảm bảo an toàn, sẵn sàng đón học sinh tới trường,

Trước đó, ông Tạ Việt Hùng - Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết, Sở chỉ đạo các trường không được chủ quan, lơ là, tiếp tục duy trì nghiêm lực lượng ứng trực, phòng, chống thiên tai, tập trung cao chỉ đạo, triển khai khắc phục hậu quả mưa bão, bảo đảm an toàn trường học, cố gắng tối đa để đưa học sinh trở lại trường học tập sớm nhất.

Sở GD&ĐT đề nghị UBND các huyện, thị xã, TP căn cứ tình hình thực tế chỉ đạo Phòng GD&ĐT và các trường mầm non, tiểu học, THCS, nơi nào đủ điều kiện, bảo đảm an toàn thì cho học sinh trở lại trường. Trường hợp chưa bảo đảm điều kiện an toàn thì cho học sinh nghỉ học để khẩn trương khắc phục thiệt hại và bố trí cho học sinh học bù vào thời gian thích hợp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh cụ thể và nguồn gốc tên gọi của Oreshnik vẫn còn là điều bí ẩn.

Điều ông Putin không biết về Oreshnik

GD&TĐ - Dù Oreshnik của Nga đã được biết đến trong cuộc tấn công cơ sở quân sự Ukraine hồi tháng trước nhưng đến nay, nguồn gốc tên gọi vẫn là bí ẩn.

Cùng Bộ Tư lệnh Binh đoàn B70 lên phương án chỉ đạo chiến dịch đường 9 – Nam Lào. Từ trái qua: Hoàng Phương, Lê Trọng Tấn, Võ Nguyên Giáp, Cao Văn Khánh, Phạm Hồng Sơn. Ảnh tư liệu.

Võ thấu lòng dân, Võ hóa Văn*

GD&TĐ - Trên tất cả các mỹ từ, nhân văn đức độ của một vị tướng như ông tỏa sáng như một bậc hiền nhân: “Văn lo vận nước, Văn thành Võ/Võ thấu lòng dân, Võ hóa Văn”.