Bảo dưỡng công nghiệp: Ngành mới giàu tiềm năng

GD&TĐ - Trong bối cảnh các ngành kinh tế sản xuất phát triển toàn diện và hội nhập mạnh mẽ như hiện nay, nhu cầu về đội ngũ kỹ sư bảo dưỡng công nghiệp (BDCN) chất lượng cao đang tăng nhanh.

Bảo dưỡng công nghiệp: Ngành mới giàu tiềm năng

Vai trò quan trọng

Đối với những xí nghiệp, nhà máy lớn, việc các thiết bị máy móc bị hỏng hóc và hao mòn theo thời gian xảy ra khá thường xuyên. Điều này cũng khiến quá trình sản xuất bị gián đoạn, gây ra những tổn thất do hệ thống tạm ngừng hoạt động. Do đó, các chi phí trực tiếp để sửa chữa và thay thế thiết bị và rất nhiều các chi phí gián tiếp khác từ các sự cố gây dừng máy luôn là nỗi lo của các nhà quản lý và chủ doanh nghiệp. Sự có mặt của các kỹ sư được đào tạo chuyên về BDCN sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế đáng kể những rủi ro này.

Hiện đang có rất nhiều dự án với những tên tuổi hàng đầu thế giới như Intel, Foxconn, LG, Samsung, Honda... đầu tư các dây chuyền sản xuất lên đến hàng trăm triệu USD ở nước ta. Nhiều doanh nghiệp trong nước cũng bắt đầu chuyển hướng sang sản xuất công nghiệp với quy mô lớn như tổ hợp sản xuất ô tô Vinfast của tập đoàn Vingroup hay 4 nhà máy của tập đoàn điện tử Asanzo. Vì vậy việc sở hữu một đội ngũ BDCN có trình độ cao ngày càng trở nên cấp thiết. Tiềm năng của ngành là rất lớn và nhu cầu sẽ còn tăng mạnh hơn nữa trong tương lai.

Nghề ổn định, cơ hội phát triển lớn

Việc đảm bảo cho cả hệ thống máy móc vận hành ổn định, liên tục và đảm bảo chất lượng, độ tin cậy là nhiệm vụ chính yếu của những kỹ sư ngành BDCN. Không chỉ gói gọn trong việc sửa chữa và thay thế máy móc ở các phân xưởng sản xuất, BDCN hiện đại là cả một quy trình đo đạc, theo dõi, tính toán, lập sơ sở dữ liệu, lên kế hoạch và cuối cùng là sửa chữa, thay thế thiết bị một cách khoa học và có tính toán chặt chẽ.

Các kỹ sư phải theo dõi định kỳ chế độ làm việc của từng bộ phận và toàn bộ hệ thống máy móc trong phân xưởng, dự đoán và nắm bắt kịp thời các triệu chứng hỏng hóc của máy móc để lên kế hoạch sửa chữa hoặc thay mới những chi tiết bị hao mòn nhanh chóng và tiết kiệm nhất...

Đòi hỏi cao về nhân lực

Đây là một ngành mới, vì vậy hiện nay không có nhiều đơn vị đào tạo ngành này tại Việt Nam. Nắm bắt xu thế đó, Trường ĐH Bách khoa - ĐHQG TPHCM là nơi có chương trình đào tạo Kỹ sư ngành Bảo dưỡng công nghiệp hệ chính quy đầu tiên trong cả nước.

Ngành BDCN của Trường Đại học Bách khoa TPHCM sẽ đào tạo kỹ sư làm việc trong lĩnh vực bảo dưỡng, bảo trì trang thiết bị Công nghiệp và Dịch vụ.

Người kỹ sư tốt nghiệp sẽ có kỹ năng lãnh đạo kết hợp với kiến thức chuyên môn chuyên nghiệp để có thể giải quyết các vấn đề về lập kế hoạch bảo trì, quản lý và điều hành công tác bảo trì nhằm duy trì sản xuất liên tục, chất lượng, hiệu quả, an toàn và phù hợp yêu cầu về môi trường sạch. Các môn học được thiết kế đáp ứng nhu cầu của xã hội: dịch vụ dân dụng và công nghiệp.

Bên cạnh những kiến thức cơ bản và cơ sở, sinh viên ngành BDCN sẽ học các kiến thức chuyên môn về tổ chức, quản lý và điều hành công tác bảo trì cùng với các kiến thức kỹ thuật hỗ trợ như Tự động hóa, điện, điện tử, cơ khí, thủy lực, khí nén, hàn và lạnh - điều hòa…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.