Báo động đỏ và quyền được sống an toàn

GD&TĐ - Số ca Covid-19 tăng chóng mặt ở châu Âu khi mùa đông đến, thời tiết lạnh khiến virus lây lan nhanh. Bộ trưởng Y tế Đức cảnh báo: Sắp tới chỉ có 3 khả năng, hoặc đã tiêm vắc-xin, hoặc đã khỏi bệnh, hoặc chết.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Dù vậy, làn sóng chống vắc-xin vẫn lan rộng khắp nơi.

Lục địa già đang vật lộn với dịch và tìm cách chặn số ca nhiễm bằng nhiều cách. Các quan chức châu Âu đã thảo luận việc tiêm liều tăng cường và tác động của tiêm chủng tới việc đi lại bằng hộ chiếu vắc-xin số. Cho đến nay, khoảng 60% số người dân Tây Âu đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin, nhưng ở Đông Âu chỉ khoảng 50%. Câu hỏi đặt ra hiện giờ là, tiêm đủ sẽ là 2 mũi hay 3 mũi?

Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn, khi kêu gọi mọi người đi tiêm vắc-xin, cảnh báo 3 khả năng: “Có thể đến cuối mùa đông này, hầu hết mỗi người Đức sẽ được tiêm, được cứu sống hoặc đã chết”. Số giường cấp cứu ở Đức đang được lấp đầy nhanh chóng. Các vùng bị tác động nặng nhất đã ra lệnh phong tỏa, kể cả đóng cửa chợ Giáng sinh.

Tại những vùng có tỷ lệ nhập viện cao, người không tiêm sẽ không được tới những nơi công cộng như rạp chiếu phim, phòng tập, tiệm ăn trong nhà. Thủ tướng Angela Merkel cảnh báo những biện pháp nói trên vẫn còn chưa đủ: “Tình hình của chúng ta rất nguy cấp do số ca nhiễm mới cứ mỗi 12 ngày lại tăng gấp đôi”.

Hôm 22/12, Đức có thêm 30.643 ca nhiễm chỉ trong một ngày, đưa tổng số người mắc từ đầu dịch tới nay lên hơn 5,3 triệu; số người tử vong là gần 100.000, trong đó ngày 23/11 có 62 ca.

Trong khi đó, Áo là nước châu Âu đầu tiên áp dụng trở lại lệnh phong tỏa toàn quốc 10 ngày, bắt đầu từ 22/11 nhưng có thể gia hạn thành 20 ngày. Việc tiêm sẽ bắt buộc từ đầu năm tới. Trước đó, từ 15/11, Áo đã hạn chế người không tiêm đến nơi công cộng, nhưng vẫn không đủ để làm chậm sự lây lan với hơn 15.000 ca mắc mỗi ngày hiện nay, và số ca chết đã tăng gấp 3 trong những tuần qua.

Người từ 12 tuổi trở lên bị cấm ra ngoài trừ đi làm, đi học, đi mua thực phẩm hoặc đi dạo ngắn. Các cửa hàng không thiết yếu đóng cửa. Số cảnh sát đi tuần tăng mạnh, người nào vi phạm lệnh hạn chế sẽ bị phạt tới 1.450 euro.

Cho đến 19/11 mới chỉ có 64% dân số Áo được tiêm đủ 2 mũi, thấp hơn một chút so với tỷ lệ trung bình 65,5% của châu Âu. Các chính phủ châu Âu đang theo dõi chặt chẽ tình hình ở Áo để ra quyết định về việc đóng cửa trở lại trước làn sóng dịch thứ tư.

Từ tuần này, Bỉ đã bắt buộc người trên 10 tuổi phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Việc tiêm vắc-xin cho trẻ từ 5 - 11 tuổi sẽ sớm được triển khai trên cơ sở tự nguyện. Ở Nga, số ca tử vong vì Covid-19 đã tăng lên mức kỷ lục mới 1.254 trường hợp hôm 23/11, hơn 37.000 ca nhiễm.

Tỷ lệ tiêm ở Nga khá thấp, mới chỉ có khoảng 40% trong 146 triệu người Nga được tiêm đủ 2 liều dù Nga phê chuẩn vắc-xin nội sớm nhiều tháng so với hầu hết các nước.

Tại Pháp, Thủ tướng Jean Castex đã dương tính với Covid-19, số ca nhiễm ngày 23/11 lên tới hơn 30.000. Đến giờ hơn 6.000 trường học buộc phải đóng cửa, cao nhất từ đầu năm học mới tới giờ. Chính phủ đã yêu cầu tiêm liều bổ sung – thường là liều 3 cho tất cả những người trên 40 tuổi.

Tổ chức Y tế Thế giới hôm 23/11 cảnh báo, châu Âu và Trung Á có thể đối mặt với một đợt tử vong mới do Covid-19 với 700.000 ca tử vong từ giờ đến 1/3/2022. Số người chết do Covid-19 đã lên tới gần 4.200 ca tuần trước, gấp đôi so với mức ghi nhận đầu tháng 9.

Dù đang báo động đỏ, song việc phản đối tiêm chủng và các biện pháp hạn chế vẫn lan rộng. Cuối tuần qua hơn 40.000 người biểu tình ở Vienna (Áo), với họ việc tiêm bắt buộc là không thể chấp nhận.

Biểu tình cũng diễn ra với quy mô hàng chục nghìn người ở nhiều nước khác như Bỉ, Croatia, Italy, Hà Lan, Thụy Sĩ. Dù là các lý do về quyền kinh tế, bảo vệ tự do cá nhân, tôn giáo hay bất kỳ lý do nào khác, song điều quan trọng nhất là quyền sống an toàn đã không được những người phản đối tính đến.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.