Bánh trung thu Trung Quốc 3.000 đồng bung hàng trên mạng

GD&TĐ - Giá chỉ từ 3.000/chiếc, hạn dùng tới nửa năm, bánh nướng mini Trung Quốc bắt đầu được bán trên mạng, hút nhiều người mua. 

Bánh trung thu Trung Quốc 3.000 đồng bung hàng trên mạng

Còn hơn một tháng nữa mới đến rằm tháng 8 nhưng thị trường bánh đã bắt đầu sôi động. Chỉ một tuần trở lại đây, những người bán hàng online bắt đầu đăng bán loại bánh mini và quảng cáo là "bánh nội địa Đài Loan" hoặc "nội địa Trung Quốc" với những mức rất khác nhau, dao động từ 75 nghìn đến 180 nghìn một kg. Bánh chưa xuất hiện ở các tạp hoá mà mới chỉ bán trên mạng. 

"Bánh trung thu nội địa Đài Loan, các vị dưa lưới, dâu tây, xoài, đậu đỏ, dứa. Em đã ăn thử và ngon dã man. Nhân dẻo mềm, vỏ bánh thơm mềm ẩm", một người quảng cáo. 

Một người bán khác viết: "Lớp vỏ bánh mềm và thơm ngon, kèm nhân hạt sen bên trong ngọt ngọt thanh thanh. Không ngọt đậm như bánh trung thu của Việt Nam. Hạn sử dụng đến tận 4 tháng".

Bánh 75.000/kg, hạn dùng 4 tháng. Ảnh chụp màn hình.

Bánh nướng khoảng3 nghìn đồng mỗi chiếc (75.000 đồng/kg)hạn dùng 4 tháng.

Chị Yến Nhi (Quảng Ninh), người tự nhận đang bán rẻ nhất thị trường mời chào: "Nếu lấy một yến thì còn 70 nghìn/kg, lấy nửa tạ thì còn 68 nghìn/kg. Giá mình để là rẻ nhất rồi. Tại cửa khẩu cũng không được giá này". Tính ra giá một chiếc bánh chỉ khoảng 3.000 đồng.

Về hạn sử dụng, người này nói: "Bên Trung Quốc không ghi ngày hết hạn, mà chỉ ghi ngày sản xuất. Như bánh này mới ra lò ngày 22/7. Còn hạn dùng khoảng 3-6 tháng. Yên tâm đi, hàng nội địa, không phải hàng trôi nổi đâu".

Chữ viết trên các loại bánh này là chữ giản thể. Chị Vân, 32 tuổi (Nam Từ Liêm, Hà Nội), một người từng nhiều lần đi công tác Đài Loan cho biết. "Người Đài viết chữ phồn thể, không dùng chữ giản thể như người Trung Quốc. Giá bánh của họ cũng đắt, chứ không rẻ như các loại bánh đang bán ở Việt Nam". 

Theo chị, người bán bánh trung thu đang lừa người tiêu dùng nếu quảng cáo đây là bánh "nội địa Đài Loan".

Bánh này được các chuyên gia cho là Trung Quốc sản xuất, không đảm bảo an toàn thực phẩm. Ảnh: Facebook.

Bánh nướng rẻ tiền nhãnTrung Quốc được quảng cáo để lâu tới 4-6 tháng.

Phó giáo sư Nguyễn Duy Thịnh (Viện công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa) cho biết bản chất bánh Trung thu nướng chín là đã được tiệt trùng. Khi bánh có công nghệ sản xuất tốt, vô trùng, bảo vệ trong bao bì tốt thì hạn sử dụng vài tháng là bình thường.

"Như các loại bánh quy, bánh pía của Việt Nam có thời gian bảo quản rất lâu. Bánh Trung thu vẫn có thể như vậy nếu làm tốt khâu này", ông Thịnh nói.

Tuy vậy, theo ông Thịnh, để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, các cơ quan kiểm tra chất lượng nhập khẩu cần xem xét kỹ các thành phần trên bánh. 

Trong khi đó, chuyên gia an toàn thực phẩm Vũ Thế Thành cho biết, nguyên tắc thực phẩm đã chế biến qua nhiệt không thể để ở nhiệt độ thường mà phải bảo quản mát không quá 4 độ C, hoặc phải luôn trong tình trạng hâm nóng, theo luật của Mỹ. Theo tiêu chuẩn của một vài tiểu bang Mỹ, các loại bánh chưng, bánh Trung thu không cho phép để ở nhiệt độ thường quá 24 tiếng. Có dùng bảo quản cũng chỉ được tối đa một tuần. 

Chủ một thương hiệu bánh Trung thu truyền thống nổi tiếng ở Thuỵ Khuê (Hà Nội) cho biết, giá bánh của nhà chị từ 40.000 đồng đến 70.000 đồng/chiếc và tất cả đều được khuyên ăn tốt nhất trong 3 ngày.

"Nhà tôi làm bánh không dùng chất bảo quản, nên chỉ để được 3-5 ngày", chị nói.

Theo Vnexpress.net

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.