Bánh mỳ ngon miệng nhưng 3 nhóm người không nên ăn

GD&TĐ - Các chuyên gia khuyến cáo, người có dấu hiệu sau đây tốt nhất không thường xuyên ăn bánh mì.

Bạn nên cố gắng chọn những loại bánh mì có lợi nhất cho sức khỏe. (Ảnh: ITN).
Bạn nên cố gắng chọn những loại bánh mì có lợi nhất cho sức khỏe. (Ảnh: ITN).

Theo giới chuyên gia, trừ khi bạn không mắc bệnh celiac (dị ứng lúa mì hoặc nhạy cảm với gluten có trong lúa mì) thì bạn không cần phải kiêng ăn bánh mì.

Tất nhiên, bạn nên cố gắng chọn những loại bánh mì có lợi nhất cho sức khỏe, chẳng hạn bánh mì nguyên hạt. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta quên đi tất cả những điều tuyệt vời mà các loại bánh mì nói chung mang lại cho sức khỏe.

Lợi ích khi ăn bánh mì

Carbohydrate là nguồn năng lượng ưa thích của cơ thể

Bánh mì là nguồn carbohydrate, là nguồn nhiên liệu ưa thích của não và cơ bắp của chúng ta. (Ảnh: ITN).
Bánh mì là nguồn carbohydrate, là nguồn nhiên liệu ưa thích của não và cơ bắp của chúng ta. (Ảnh: ITN).

Bánh mì là nguồn carbohydrate, là nguồn nhiên liệu ưa thích của não và cơ bắp của chúng ta. Để có năng lượng ổn định suốt cả ngày, hãy tập trung vào các loại carbohydrate phức hợp, chất lượng tốt như ngũ cốc nguyên hạt. Những thứ này mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa, có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và giải phóng năng lượng chậm hơn, ổn định hơn.

Có một sự thật rằng, rau cũng là carbohydrate, trong khi rau rất tốt cho sức khỏe. Điều này nhắc nhở rằng tại sao carbohydrate không có hại cho bạn. Khi nói đến một chế độ ăn uống lành mạnh, bạn thực sự cần nhìn vào bức tranh tổng thể.

Không có thực phẩm “xấu” duy nhất, giống như không có “siêu thực phẩm” duy nhất. Tất cả các loại thực phẩm và chất dinh dưỡng khác nhau phối hợp với nhau để tạo ra một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh.

Giới chuyên gia thường khuyến nghị cố gắng ăn nhiều loại ngũ cốc nguyên hạt, cùng với các nguồn carbohydrate khác như trái cây, rau và các loại đậu để đảm bảo cơ thể bạn nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết.

Bánh mì không làm bạn tăng cân

Ngoài chất xơ và protein, bánh mì nguyên hạt còn là nguồn cung cấp vitamin B, folate, sắt và thậm chí cả canxi. (Ảnh: ITN).
Ngoài chất xơ và protein, bánh mì nguyên hạt còn là nguồn cung cấp vitamin B, folate, sắt và thậm chí cả canxi. (Ảnh: ITN).

Không có thực phẩm duy nhất nào khiến cho bạn tăng cân. Trên thực tế, bánh mì giàu chất xơ thực sự có thể có tác dụng ngược lại - chúng có thể khiến bạn cảm thấy no lâu hơn, cung cấp cho bạn năng lượng đầy đủ trong suốt cả ngày, đồng thời ngăn ngừa cảm giác thèm ăn và ăn quá nhiều vào cuối ngày.

Bánh mì thường bị loại bỏ khi nói đến việc kiểm soát cân nặng, tuy nhiên, việc hạn chế quá mức với một số loại thực phẩm có thể gây ra mối quan hệ không lành mạnh với thực phẩm. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc nuôi dưỡng cơ thể bằng những món ăn ngon và tận hưởng mọi thứ một cách điều độ.

Cung cấp chất xơ và protein dồi dào

Chất xơ rất quan trọng đối với sức khỏe đường ruột, nhu động ruột đều đặn và giúp chúng ta no lâu. Protein là những khối xây dựng của cơ thể chúng ta, và cũng giúp chúng ta no lâu. Ngoài chất xơ và protein, bánh mì nguyên hạt còn là nguồn cung cấp vitamin B, folate, sắt và thậm chí cả canxi.

Những người không nên ăn nhiều bánh mỳ

Người bị tim mạch, tiểu đường

Theo Sức khỏe gia đình, trong thành phần dinh dưỡng của bánh mỳ có một loại cholesterol xấu và hàm lượng tinh bột cao khiến cơ thể dễ tích tụ nhiều mỡ thừa, đường huyết tăng cao.

Người mắc bệnh tim, cao huyết áp

Trong bánh mỳ có một loại cholesterol xấu và hàm lượng tinh bột cao khiến cơ thể dễ tích tụ nhiều mỡ thừa làm ảnh hưởng đến tim mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Vậy nên, để đảm bảo sức khỏe của mình, những người có tiền sử bệnh về tim và cao huyết áp không nên ăn nhiều bánh mỳ.

Người bị bệnh thận

Trên thực tế, hầu hết các loại bánh mỳ, đặc biệt là các loại đóng gói từ siêu thị, chứa rất nhiều muối, nhất là các loại bánh mì dưới dạng hamburger, pizza hay sandwich. Nếu ăn chúng nghĩa là bạn đang nạp một lượng muối vượt mức vào cơ thể, với người bệnh thận thì điều này gây nguy hiểm.

Cách làm bánh mì bơ tỏi thơm ngon, bổ dưỡng

Bánh mì bơ tỏi – món ăn chiều chuộng khẩu vị nhiều người. (Ảnh: ITN).
Bánh mì bơ tỏi – món ăn chiều chuộng khẩu vị nhiều người. (Ảnh: ITN).

Những chiếc bánh mì để lâu sẽ bị ỉu và dai, không còn được ngon như ban đầu nữa, nhưng chỉ với 3 bước đơn giản, bạn sẽ “hô biến” bánh mì đơn thuần thành món ăn dạo hoặc ăn vặt hấp dẫn, phù hợp khẩu vị với cả gia đình.

Bước 1:

Cắt xéo miếng bánh mì từ 1 – 2cm. Sau đó cho vào lò nướng 1 – 2 phút cho nóng. Nếu không có lò nướng, bạn có thể đảo bánh trên mặt chảo nóng.

Bước 2:

Rắc đều tỏi băm nhuyễn lên mặt những miếng bánh mì cũ vừa nướng xong. Tiếp tục phết bơ và rắc ít lá ngò tây lên mặt. Bạn có thể thêm chút muối hoặc tiêu để tăng vị ngon.

Bước 3:

Cho bánh vào lò nướng khoảng 3 – 5 phút cho bơ chảy đều mặt. Nếu không dùng lò nướng bạn vẫn có thể đảo bánh trên chảo nóng như bước 1 trong khoảng 2-3 phút.

Thành phẩm bạn nhận được sẽ là mùi bơ tỏi quyến rũ, bánh giòn đều. Khi thưởng thức, bạn có thể ăn kèm salad hoặc chấm nước tương vị cay nhẹ.

Theo cobsbread.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Đến với bài thơ hay: Yêu con

GD&TĐ - Bài thơ mở ra với cụm từ 'yêu con' giản dị nhưng sâu sắc, tựa trời cao, biển rộng, như tình yêu không bờ bến.

Cô và trò Trường PTDT bán trú THCS Lũng Chinh (Mèo Vạc, Hà Giang) trong giờ học ngoại khóa. Ảnh: INT

Bảo vệ danh dự, uy tín người thầy

GD&TĐ - Theo luật sư, không công khai thông tin về sai phạm của giáo viên khi chưa có kết luận chính thức phù hợp với Hiến pháp và pháp luật...

Cách phối hợp hương vị