Bangladesh: Sinh viên nước ngoài thích chọn ĐH tư

GD&TĐ - Phần đông sinh viên nước ngoài đến Bangladesh thích chọn các đại học tư hơn là công lập. 

Bangladesh: Sinh viên nước ngoài thích chọn ĐH tư

Theo báo cáo của Uỷ ban trợ cấp đại học (UGC), năm qua có 355 sinh viên nước ngoài tại 19 trường đại học công, trong khi con số này lên đến 1927 tại 34 trường đại học tư.

Số lượng sinh viên nước ngoài trong các trường đại học công tăng lên đều đặn trong năm năm, đến đỉnh điểm là 593 trong năm 2015, sau giảm dần trong năm tiếp theo.

Phó hiệu trưởng trường Đại học Thế giới, Giáo sư Abdul Mannan Chowdhury, đã xác định bốn lý do khiến người nước ngoài lựa chọn các trường đại học tư Bangladesh để học cao hơn.

Theo đó, chi phí học tập tại các trường đại học tư thục thấp, thời tiết và môi trường của Bangladesh tốt, các trường đại học nỗ lực nhiều để duy trì tiêu chuẩn tốt về giáo dục, và tăng cường sử dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng nghiên cứu.

Các sinh viên nước ngoài theo học tại Bangladesh phần lớn đến từ Ai Cập, UAE, Philippines, Myanmar. Ngoài ra, còn có những sinh viên đến từ Zimbabwe, Zambia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Ấn Độ, Trung Quốc, Canada và Hoa Kỳ.

Báo cáo của UGC lưu ý rằng các sinh viên ở những quốc gia đang phát triển chọn Bagladesh để theo học đang giúp nâng hình ảnh quốc gia và tăng nguồn thu ngoại tệ. Do đó việc nâng cấp chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế phải được lưu tâm hàng đầu tại 37 trường đại học công lập và 95 đại học tư trên cả nước.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đoàn Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn tổ chức đoàn viên thăm hỏi, trò chuyện với cựu chiến binh Nguyễn Hữu Giằng (trú ở phường Đông Lương, TP Đông Hà).

Yêu nước bằng hành động

GD&TĐ - Ngọn lửa yêu nước được truyền qua nhiều thế hệ học sinh, bằng những bài học sống động ngoài trang sách, từ chính mảnh đất địa chỉ đỏ.

Sinh viên hào hứng, khai thác thông tin với ứng dụng sản phẩm HUNRE AI.

AI trở thành trợ thủ đắc lực

GD&TĐ - Trong thời đại chuyển đổi số, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào lĩnh vực giáo dục không còn là điều xa lạ.