Trong danh sách này, năng lực mạnh mẽ như Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không cũng phải ngậm ngùi đứng ở vị trí thứ 9.
Hạng 10: Tá Sứ Vương Linh Quan
Hai bên lộ rõ sự thần thông, gậy roi trao đổi va chạm liên hoàn không phân thắng bại. Vị thần này là người đứng đầu trong 500 Vương Linh Quan ở Trấn Ma điện, trảm yêu trừ ma khắp bốn phương.
Có thể giao đấu ngang ngửa với Tôn Ngộ Không là minh chứng rõ nhất về bản lĩnh của Tá Sứ.Ông là đại tướng trấn điện của Thông Minh điện, là chiến tướng dưới trướng Tá Thánh Chân Quân.
Năm đó Tề Thiên Đại Thánh đại nào Thiên Cung, Tá Sứ Vương Linh Quan cầm theo một sợi roi vàng tiến đến ngăn chặn, dốc toàn lực cứu giúp Huyền Thánh giới.
Hạng 9: Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không
Khi đại náo Thiên Cung, Tôn Ngộ Không một mình phá tan mười vạn thiên binh, khiến Cửu Diệu Tinh phải bế quan bế hộ, đánh Tứ Thiên Vương mất hình mất dạng.
Sau khi thoát ra khỏi lò Bát Quái, Ngộ Không tiếp tục cầm thiết bảng tung hoành Linh Tiêu Điện, Ngọc Hoàng bất lực vội hạ chỉ truyền Phật Tổ đến mới có thể thu phục Ngộ Không.
Hạng 8: Thiên Sư Chung Quỳ
Thiên Sư Chung Quỳ. |
Ông được miêu tả là báo đầu hoàn nhãn, thiết diện cù nhiêm, tướng mạo kỳ dị. Xuất thân là tiến sĩ Trung Nam Sơn, khắc tinh của quỷ thần, cương chính ngay thẳng.
Tam Giới Lục Đạo, trong cuộc chiến thần nhân quỷ, chính Chung Quỳ đích thân hạ phàm, đoạt được thần trượng cửa Nữ Oa, hóa giải nguy cơ Tam Giới.
Hạng 7: Nhị Lang Chân Quân
Nhị Lang Chân Quân. |
Nhị Lang Chân Quân Dương Tiễn có một nửa thân xác là phàm nhân. Mẹ là Vân Hoa Tiên Tử sau khi có tư phàm với Dương Tú Tài đã hạ sinh một trai một gái. Ngọc Đế biết chuyện nổi cơn thịnh nộ, bắt nhốt Vân Hoa dưới Đào Sơn.
Dương Tiễn vì muốn cứu mẹ nên đã bái Nguyên Thủy Thiên Tôn làm sư phụ, luyện hóa cành phan của Bàn Cổ thành Tam Tiêm Lưỡng Nhẫn Kích. Sau khi rời khỏi Kim Quang động Ngọc Tuyền sơn, Dương Tiễn đã đại náo Thiên Cung, bổ núi cứu mẹ thành công.
Hạng 6: Cửu Linh Nguyên Thánh
Cửu Linh Nguyên Thánh. |
Cửu Linh Nguyên Thánh là vật cưỡi của Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn, sư xuất danh môn. Thái Ất Thiên Tôn từng nói Cửu U và Tam Thanh đối mặt với Cửu Linh Nguyên Thánh cũng đều phải nể mặt. Cửu Linh Nguyên Thánh luôn chú trọng tu luyện pháp thuật, là một Chiến Đấu Thiên Tôn của Yêu Tộc.
Hạng 5: Quốc Sư Vương Bồ Tát
Quốc Sư Vương Bồ Tát. |
Khi Hoàng My dùng túi Nhân Chủng khiến Ngộ Không bất lực, các Thiên Môn tướng đã khuyên Ngộ Không đi tìm Quốc Sư Vương Bồ Tất.
Vị Bồ Tát này là Trảm Yêu Thiên Tôn của Tây phương, từng đại chiến với Vô Tà Chi Thủy Viên, sau ông phải dùng đến diệu pháp để có thể giam cầm Thủy Viên, và dùng pháp lực vô thượng để diệt trừ y.
Hạng 4: Đông Di Vương Hậu Nghệ
Đông Di Vương Hậu Nghệ. |
Lúc Dương Tiễn cứu mẹ, Ngọc Đế đã xuất động Kim Ô Cửu Dương, thiêu đốt đại địa, Dưỡng Tiễn pháp lực dần dần hao kiệt. Vào lúc này, Hậu Nghệ tay cầm thần khí Bàn Cổ Hiên Viên Tiễn, đại bộ lưu tinh, cửu tiễn liên châu, chỉ nhìn thấy Kim Ô kêu lên mà rơi xuống.
Đại địa bị Kim Ô thiêu đốt cũng dần dần phục hổi, Hậu Nghệ vì chuyện này mà bị Ngọc Hoàng căm hờn, ngầm bảo Vương Mẫu "tặng" cho Hằng Nga Tiên Tử, chuyển lên Nguyệt Cung. Từ đó Hậu Nghệ mất hết ý chí, nản lòng đến Phương Thốn Sơn ẩn cư.
Hạng 3: Cửu Thiên Đãng Ma Tổ Sư
Cửu Thiên Đãng Ma Tổ Sư. |
Đãng Ma Tổ Sư được Ngọc Đế sắc phong làm Trấn Bắc Phương, sau nhận được sắc lệnh mời gọi của Nguyên Thủy Thiên Tôn, tổ chức hệ thống thu phục ma chư yêu tà, khiến yêu ma trong Tam Giới đều phải cúi đầu.
Trong lãnh thổ đại Đường không có bóng dáng yêu quái là vì ông sớm đã dọn sạch yêu ma quỷ tà ở đây, bảo vệ sự an toàn cho nhân gian.
Hạng 2: Ma Thần Hình Thiên
Ma Thần Hình Thiên. |
Hình Thiên trong lúc tranh đấu với Hiên Viên Hoàng Đế vì sơ sảy mà bị Đế chặt đầu, oán khí nặng như núi nên Hình Thiên không những không chết mà lấy rốn làm miệng, hai tay tiếp tục cầm búa quyết chiến. Hình Thiên tuy thất bại nhưng lại có một ý chí kinh người, vĩnh viễn không bị dập tắt.
Hạng 1: Thần sáng thế Bàn Cổ
Thần sáng thế Bàn Cổ. |
Thời kỳ Hỗn Độn trời đất phân loạn, mênh mang mỳ mịt không có bóng người. Bàn Cổ đã phá Hồng Mông, phân định sáng tối.
Bàn Cổ khai thiên lập địa, có thể nói trước có Bàn Cổ sau mới có trời đất. Bàn Cổ là một cự nhân, đầu long đuôi xà, trong hồng hoang vô tận vì cô độc mà sáng tạo ra thế giới, biến mặt đất thành một nơi muôn màu sắc vẻ, sau lại dùng thân mình hóa thân vào thiên địa.
Ông là một chiến thần không có đối thủ, duy chỉ có cô độc là địch thủ của đời ông.