Bằng lái xe và ý thức

GD&TĐ - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt “Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045”.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Theo đó, ở nhóm giải pháp về người điều khiển phương tiện, Chính phủ thống nhất điều chỉnh phân hạng giấy phép lái xe cơ giới đường bộ cho phù hợp với Công ước Viên 1968 về giao thông đường bộ và đặc thù phương tiện tại Việt Nam; đào tạo, cấp giấy phép lái xe cho người điều khiển xe máy có dung tích xy lanh 50 cm3 (tức xe máy dưới 50 cc), hoặc xe máy điện có công suất động cơ dưới 4 kW…

Vậy là từ nay không còn chuyện nhiều bậc phụ huynh “lách luật” mua xe “cùi bắp” Cup 50 cc hoặc xe máy điện để công an khỏi hỏi giấy tờ vì loại này không cần bằng lái. Nghĩa là, từ nay tất cả những ai tham gia giao thông bằng xe máy từ 50 cc hoặc xe máy điện có công suất động cơ dưới 4 kW đều phải đi học lái xe, phải qua kỳ sát hạch nghiêm ngặt, được cấp bằng rồi mới cho tham gia giao thông.

Tuy nhiên, trong trường hợp này, bằng lái xe chỉ nhằm mục đích là “không sợ công an giao thông kiểm tra giấy tờ” chứ không hẳn là có bằng lái đồng nghĩa với việc không vi phạm luật giao thông.

Thực tế cho thấy, có đến 80 - 90% các vụ tai nạn giao thông liên quan đến tuổi vị thành niên đều xuất phát từ các em học sinh đi xe máy dưới 50 cc hoặc xe đạp điện. Không phải các em này tay lái yếu mà ngược lại, chúng “đánh võng” lạng lách, chạy bạt mạng trên đường thì đến người lớn cũng ngả mũ chào thua!

Xem clip ghi lại cảnh một thanh niên đá đạp túi bụi vào một nữ sinh đi xe đạp điện tông vào xe máy anh này khiến cả hai ngã sóng soài trên đường phố thuộc TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) hôm 8/12 vừa rồi thì thấy rằng, sự nóng nảy của anh thanh niên kia là có lí do của nó.

Chúng ta không đồng tình với hành vi tấn công rất thiếu kiềm chế của một thanh niên với một em học sinh cấp 2 như thế, song phải nói ngay rằng, em học sinh đi xe đạp điện kia là chạy quá nhanh, lại không quan sát dẫn đến tai nạn. Lỗi một phần cũng vì em này chứ không phải em ấy vô tội như nhiều người nghĩ.

Theo quy định trước đây thì người sử dụng phương tiện dưới 50 cc hoặc xe đạp điện không cần phải có bằng lái, nghĩa là không phải theo học bất cứ khóa học lái xe nào vẫn chạy xe vô tư trên đường. Chính quy định này đã tạo điều kiện để “mỗi học sinh một xe máy/xe đạp điện”.

Chúng tha hồ giăng hàng ngang trên đường, chạy với tốc độ còn nhanh hơn xe phân khối lớn, lại “tám” chuyện rất rôm rả, mặc kệ xe ngược chiều, cùng chiều có thể gây tai nạn cho chính bản thân những học sinh này.

Loại xe dung tích nhỏ nhưng vận tốc tối đa có thể lên đến 70 - 80km/h. Với vận tốc cho phép như thế mà chạy “hết ga”, phóng bạt mạng, “tám” chuyện suốt hành trình từ nhà đến trường và ngược lại thì dẫu có 10 bằng lái xe trong tay thì tai nạn vẫn cứ xảy ra thôi.

Chính vì thế, bên cạnh bắt buộc người tham gia giao thông phải học để được cấp bằng còn phải “dạy” làm sao đó về ý thức khi chạy xe trên đường nữa. Ý thức mới là điều quan trọng hơn cả bằng lái. Cái này đòi hỏi sự giáo dục nghiêm cẩn từ gia đình, nhà trường và xã hội chứ cảnh sát giao thông không thể “dạy” được những em phóng xe mà bất chấp luật được.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.