Ban hành Luật Cảnh sát Cơ động là cần thiết và quan trọng

GD&TĐ - Đại biểu Quốc hội Trần Đình Chung (đoàn Đà Nẵng) cho rằng, ban hành Luật Cảnh sát Cơ động thay cho pháp lệnh Cảnh sát Cơ động là rất cần thiết và quan trọng.

Đại biểu Quốc hội Trần Đình Chung (đoàn Đà Nẵng) thảo luận về Dự thảo Luật Cảnh sát Cơ động. Ảnh Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội Trần Đình Chung (đoàn Đà Nẵng) thảo luận về Dự thảo Luật Cảnh sát Cơ động. Ảnh Quốc hội.

Theo ông Trần Đình Chung, những năm gần đây, hoạt động chống phá, biểu tình, bạo loạn, phá rối an ninh trật tự của các thế lực thù địch, các băng nhóm tội phạm sử dụng vũ khí nóng… có những diễn biến khó lường và gia tăng hơn.Trong tình hình đó, lực lượng Cảnh sát Cơ động đã phát huy vai trò rất lớn. Việc giải quyết ổn định tình hình ở những giai đoạn cam go nhất cần phải được sử dụng những biện pháp mạnh, quyết liệt.

Vì vậy việc ban hành Luật Cảnh sát Cơ động thay cho pháp lệnh Cảnh sát Cơ động là rất cần thiết và quan trọng. Theo đó, đại biểu Trần Đình Chung tham gia một số quy định:

Tại điểm b, c, khoản 3 điều 18 quy định về việc tư lệnh Cảnh sát Cơ động và Giám đốc Công an tỉnh, thành phố được điều động cảnh sát cơ động để thực hiện nhiệm vụ trong các trường hợp cấp bách.

Qua nghiên cứu các văn bản Luật có liên quan quy định về các tình huống về an ninh trật tự nhận thấy chưa có các quy định giải thích cụ thể về các trường hợp cấp bách. Do đó, đại biểu cho rằng cần quy định cụ thể các trường hợp như thế nào là cấp bách tại Luật này.

Đại biểu đoàn Đà Nẵng cho rằng, với tính chất của lực lượng Cảnh sát Cơ động là lực lượng tác chiến, nhiều trường hợp sử dụng biện pháp vũ trang, vũ khí đặc chủng, hoả lực mạnh. Hoạt động của Cảnh sát Cơ động có liên quan tới quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân thì việc quy định cụ thể các trường hợp cấp bách trong việc điều động các trường hợp cấp bách là rất cần thiết. Điều này làm căn cứ xác định phạm vi, quy mô điều động và công tác lãnh đạo, chỉ huy chỉ đạo triển khai để phù hợp với quy mô, tính chất các vụ việc.

Thứ ba, tại khoản 2, điều 10 quy định về việc Cảnh sát Cơ động được quyền mang theo người, vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật thiết bị vào cảng hàng không và lên máy bay dân sự trong trường hợp áp tải bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, đánh giá, cân nhắc việc mở rộng thêm các trường hợp là đối tượng áp giải.

Theo đại biểu Trần Đình Chung, trong thực tế, nhiều trường hợp Cảnh sát Cơ động phải mang theo vũ khí, công cụ hỗ trợ, thiết bị kỹ thuật lên tàu bay dân sự để áp giải các đối tượng chưa bị khởi tố như đối tượng khủng bố, đối tượng phản động nguy hiểm có yếu tố chính trị hoặc các đối tượng khác có khả năng đe doạ an toàn của Cảnh sát Cơ động và những người trên máy bay.

Thứ tư, tại khoản 6, điều 10 quy định các trường hợp Cảnh sát Cơ động được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp sơ đồ, thiết kế công trình và được vào nơi ở của cá nhân, trụ sở cơ quan tổ chức để giải cứu con tin, trấn áp hành vi khủng bố và tội phạm. Đây là điều khoản có liên quan tới quyền công dân, vấn đề nhạy cảm trong triển khai thực tế.

"Đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu một số vấn đề như cân nhắc việc quy định tội phạm nguy hiểm thay cho tội phạm để xác định rõ hơn trường hợp phạm tội. Ngoài việc được yêu cầu cơ quan, tổ chức cá nhân cung cấp sơ đồ thiết kế công trình đề nghị nghiên cứu bổ sung các hoạt động như phương tiện giao thông như tàu biển, tàu lửa và máy bay vì trên thực tế trên các quốc gia khác đã xảy ra khủng bố trên các phương tiện" - đại biểu Trần Đình Chung nêu.

Bình luận

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hiện trường vụ tổ hợp Litening rơi tại East Yorkshire, miền đông nước Anh.

Tiêm kích Typhoon bị 'mù' sau sự cố

GD&TĐ - Theo The Aviationist, chiến đấu cơ Typhoon của Không quân Anh đã gặp sự cố bất ngờ trong diễn tập khi để rơi tổ hợp chỉ thị mục tiêu Litening.

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.