Bàn giao cầu Thăng Long và đường vành đai 3 cho thành phố Hà Nội quản lý

GD&TĐ - Hai công trình giao thông trọng điểm sau thời gian đưa vào vận hành đã được Bộ Giao thông Vận tải bàn giao lại cho thành phố Hà Nội quản lý khai thác, bảo trì.

Cầu Thăng Long. Ảnh: Internet.
Cầu Thăng Long. Ảnh: Internet.

Bộ Giao thông Vận tải vừa quyết định bàn giao các hạng mục công trình dự án đầu tư xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long thuộc đường vành đai 3 và mặt cầu đường bộ tầng 2 cầu Thăng Long (bao gồm phần mặt đường xe chạy tầng 2 cầu Thăng Long trong phạm vi 15 nhịp dàn thép; phần lề bộ hành, lan can, hệ thống hộ lan, hệ thống thoát nước mặt cầu, hệ thống an toàn giao thông; 6 khe co giãn trên phần dầm thép và 4 khe co giãn trên phần đường dẫn hai đầu cầu) cho thành phố Hà Nội tổ chức quản lý, khai thác và bảo trì.

Bộ Giao thông Vận tải giao Tổng cục Đường bộ, Ban Quản lý dự án Thăng Long phối hợp với các cơ quan chức năng của UBND thành phố Hà Nội tổ chức bàn giao các hạng mục nêu trên; hoàn thiện các thủ tục pháp lý để giao tài sản theo đúng quy định của Chính phủ; giải quyết các vấn đề liên quan, bảo đảm công tác quản lý khai thác được thực hiện liên tục và không ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến.

Cùng với đó, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương phối hợp với các cơ quan liên quan của Bộ thực hiện các thủ tục tiếp nhận.

Trước đó, vào ngày 11/10/2020, Bộ Giao thông Vận tải đã tổ chức thông xe đường trên cao Vành đai 3 đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long.

Đến ngày 7/1/2021, dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long cũng được đưa vào khai thác. Qua đánh giá của các cơ quan chức năng, việc sửa chữa cầu Thăng Long bảo đảm đồng bộ, lưu thông thông suốt và an toàn giao thông trên tuyến đường Vành đai 3, giảm tải cho cầu Nhật Tân và tuyến đường cửa ngõ thành phố, tạo sự liên kết giữa các vùng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vườn thực nghiệm sâm cau tại huyện Củ Chi (TPHCM) của nhóm nghiên cứu.

Nuôi cấy sâm cau bằng công nghệ mô

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TPHCM đã nuôi cấy thành công giống sâm cau bằng công nghệ nuôi cấy mô.
Ảnh minh họa ITN.

Động lực nâng cao chất lượng

GD&TĐ - Mùa tuyển sinh 2024, ĐHQG TPHCM tiếp tục dành từ 5% đến tối đa 20% tổng chỉ tiêu cho phương thức ưu tiên xét tuyển theo quy định của đại học này.