Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục phổ thông trong chuyển đổi số

GD&TĐ - Hội thảo quốc gia tại TP Huế bàn về nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình GDPT trong bối cảnh chuyển đổi số.

Hội thảo khoa học quốc gia “Nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình GDPT môn GDCD GDQP&AN trong bối cảnh chuyển đổi số”. (Ảnh: Đại Dương)
Hội thảo khoa học quốc gia “Nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình GDPT môn GDCD GDQP&AN trong bối cảnh chuyển đổi số”. (Ảnh: Đại Dương)

Ngày 9/6, tại Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế (TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) diễn ra Hội thảo khoa học quốc gia “Nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình GDPT môn Giáo dục Công dân (GDCD) và môn Giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQP&AN) trong bối cảnh chuyển đổi số”.

Hội thảo có sự tham dự TS Nguyễn Thị Quý, Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT; ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hà Nam; TS Lê Xuân Tạo, Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực IV, TP Cần Thơ; đại diện các Sở GD&ĐT nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Các đại biểu tham dự Hội thảo quốc gia.

Các đại biểu tham dự Hội thảo quốc gia.

Ban tổ chức Hội thảo đã nhận được 104 báo cáo của 159 tác giả là các nhà khoa học, cán bộ quản lý; cán bộ Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo; giáo viên giảng dạy môn Đạo đức, giáo viên giảng dạy môn GDCD, giáo viên giảng dạy môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, giáo viên giảng dạy môn GDQP&AN; giảng viên các trường Đại học đang trực tiếp đào tạo ngành Giáo dục chính trị, ngành Giáo dục công dân, ngành Giáo dục pháp luật và ngành GDQP&AN; giảng viên các Học viện, các trường Đại học, cao đẳng và trường Chính trị cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các em học sinh, sinh viên… trên khắp mọi miền tổ quốc.

Việc đánh giá, nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình giáo dục phổ thông môn GDCD và môn GDQP&AN trong bối cảnh chuyển đổi số là cần thiết.

Việc đánh giá, nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình giáo dục phổ thông môn GDCD và môn GDQP&AN trong bối cảnh chuyển đổi số là cần thiết.

Các bài viết tập trung vào các vấn đề cơ bản về cấu trúc, nội dung và sử dụng sách giáo khoa môn GDCD, môn GDQP&AN; Đánh giá thực trạng việc triển khai, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2 môn này theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; Đánh giá thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Giáo dục công dân và môn GDQP&AN theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong bối cảnh chuyển đổi số…

Các đại biểu phát biểu tham luận.

Các đại biểu phát biểu tham luận.

Đánh giá chung, các bài viết đều chứa đựng tâm - trí - lực của các tác giả đối với quá trình triển khai, thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông môn GDCD và môn GDQP&AN, đối với sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và đặc biệt là tình cảm dành cho các em học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước.

PGS.TS Nguyễn Thành Nhân, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế hy vọng Hội thảo sẽ là diễn đàn trao đổi kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng giáo viên của các cơ sở giáo dục đại học; kinh nghiệm quản lý, giảng dạy của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phụ trách giảng dạy môn Đạo đức, môn GDCD, môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, môn GDQP&AN trong cả nước.

PGS.TS Nguyễn Thành Nhân, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế phát biểu chúc mừng Hội thảo.

PGS.TS Nguyễn Thành Nhân, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế phát biểu chúc mừng Hội thảo.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm. (Ảnh: Đại Dương)

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm. (Ảnh: Đại Dương)

Qua Hội thảo sẽ có đề xuất các biện pháp và từ đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá đáp ứng yêu cầu chương trình, sách giáo khoa phổ thông năm 2018.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ