Tập trung nguồn lực biên soạn
Nămhọc 2020 - 2021 đang cận kề, đây là năm học bản lề triển khai Chương trình Giáodục phổ thông mới ở lớp 1. Đến nay, công tác chọn SGK đã hoàn thành và đang tậphuấn giáo viên. Một việc quan trọng khác cũng đang được đẩy mạnh thực hiện là hoànthiện Tài liệu Giáo dục địa phương.
Nộidung giáo dục địa phương trong Chương trình GDPT 2018 được thực hiện giảngdạy như một môn học. Bộ tài liệu giáo dục địa phương do địa phương tổ chức xâydựng, biên soạn, với quy trình biên soạn, thẩm định theo đúng văn bản hướng dẫncủa Bộ GD&ĐT. Đảm bảo chất lượng cả về nội dung và hình thức, cũng như phùhợp với Chương trình GDPT 2018. Bộ GD&ĐT tiến hành thẩm định, phê duyệt bộtài liệu này.
TheoSở GD&ĐT Đồng Tháp, Sở đã tham mưu UBND tỉnh triển khai, thực hiện kế hoạchbiên soạn, thẩm định tài liệu giáo dục địa phương theo chương trình GDPT 2018trên địa bàn tỉnh. Tài liệu được xây dựng, biên soạn, thẩm định bởi các chuyêngia, nhà khoa học trong, ngoài tỉnh, một số nhà giáo, cán bộ quản lý các cơ sởgiáo dục.
Đếnnay các nội dung biên soạn tài liệu Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Đồng Thápđược Ban biên soạn tập trung biên soạn những kiến thức gắn với vấn đề văn hóa,lịch sử, địa lý, kinh tế, hướng nghiệp, chính trị - xã hội, môi trường... trongtỉnh Đồng Tháp, phù hợp với từng cấp học.
Theoông Trần Thanh Liêm, Giám đốc Sở GD&ĐT Đồng Tháp, tài liệu giáo dục địaphương có 1 bộ tài liệu cho cấp tiểu học và 1 bộ tài liệu cho cấp THCS và THPT.Tài liệu được biên soạn theo từng chuyên đề phù hợp với nội dung định hướng củaBộ GD&ĐT.
Dựkiến tháng 8 tài liệu sẽ biên soạn xong và thực hiện các thủ tục đề nghị Bộ GD&ĐTphê duyệt để đưa vào giảng dạy. Về kinh phí, UBND tỉnh đã trình Hội đồng nhândân tỉnh phê duyệt kinh phí biên soạn tài liệu giáo dục địa phương khoảng 2 tỷđồng.
Bám sát "hơi thở" đời sống, xã hội địaphương
Tạitỉnh Bến Tre, công tác biên soạn Tài liệu Giáo dục địa phương đã được thực hiệntheo Kế hoạch của UBND tỉnh. Ngành Giáo dục đã tham mưu thành lập ban biên soạntài liệu, Hội đồng thẩm định tài liệu và ban hành quy chế tổ chức và hoạt độngcủa hội đồng… Theo bà La Thị Thúy, Giám đốc Sở GD&ĐT Bến Tre, dự kiến, tàiliệu sẽ hoàn chỉnh trong tháng 7 và in vào tháng 8/2020.
Vềcông tác chuẩn bị cho chương trình mới cấp Tiểu học ở Bến Tre, cơ sở vật chấtđã chuẩn bị và đảm bảo đủ phòng học 2 buổi/ngày. Về thiết bị, đã thực hiện việcmở thầu, dự kiến cuối tháng 7 sẽ phê duyệt kết quả trúng thầu, bắt đầu tháng 9sẽ cung cấp thiết bị, dự kiến sẽ hoàn thành việc cung cấp thiết bị đến tháng12/2020.
Hiện các trường đã đặt mua và các đơn vị bắt đầu giao SGK từ ngày 7/7.Sở cam kết đảm bảo đủ SGK lớp 1 cho học sinh trên địa bàn tỉnh. Về đội ngũ,100% giáo viên dạy lớp 1 đã được bồi dưỡng, theo kế hoạch sẽ hoàn thành vàongày 25/7.
Tạitỉnh Hậu Giang, Tài liệu Giáo dục địa phương gồm 6 chuyên đề chi tiết nội dungGiáo dục địa phương trong chương trình lớp 1. Tài liệu dành cho học sinh khốilớp 6 đến lớp 12 dự kiến dày 100 trang/cuốn/lớp.
Theo Sở GD&ĐT, nộidung của tài liệu liên quan đến các vấn đề văn hóa, lịch sử truyền thống củatỉnh, như các lễ hôi truyền thống, các loại hình nghệ thuật truyền thống,truyền thống quê hương, về danh nhân văn hóa, di tích lịch sử, bảo tàng, lịchsử hình thành vùng đất Hậu Giang.
Tài liệu Giáo dục địa phương còn gắn liền với các vấn đề về địa lý kinh tế, hướngnghiệp của Hậu Giang như địa lý tự nhiên, thị trường lao động, các ngành nghề,làng nghề truyền thống. Các vấn đề chính trị - xã hội, môi trường, chính sáchan sinh xã hội, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, ứng phó biến đổi khí hậu...