Bài thuốc chữa cao huyết áp, cao đường huyết được xem là "mật phương" của Trung y

GD&TĐ - Giáo sư Lý Tế Nhân 50 tuổi đã mắc bệnh cao huyết áp nặng, nhờ nghiên cứu cá nhân và tự áp dụng, ông đã hết bị huyết áp và khỏe mạnh đến 80 tuổi. Đây được xem là bài thuốc đặc biệt.

Bài thuốc chữa cao huyết áp, cao đường huyết được xem là "mật phương" của Trung y

Giáo sư Lý Tế Nhân là một chuyên gia Đông y đầu ngành của Trung Quốc được Bộ y tế Trung Quốc tôn vinh và trao danh hiệu đặc biệt cao quý của nhà nước thuộc lĩnh vực y học truyền thống là Quốc y đại sư.

Mặc dù đã ở tuổi 80 nhưng ông vẫn khỏe mạnh, nhanh nhẹn và làm việc bình thường như khi còn trẻ. Với danh hiệu “Quốc y đại sư” được phong cho những người không chỉ giỏi chuyên môn, mà bản thân phải ứng dụng kiến thức dưỡng sinh để có sức khỏe tốt và sống thọ.

50 tuổi đã mắc bệnh cao huyết áp nặng 

Giáo sư Nhân chia sẻ rằng, vốn dĩ ông cũng không phải là một người có sức khỏe tốt. Khi ở độ tuổi 50, ông đã từng bị ốm nặng do công việc áp lực và thời gian làm việc nhiều. Từ đó mà mắc bệnh cao huyết áp. Chỉ số huyết áp thông thường lên tới 190 – 200, đe dọa nghiêm trọng.

Thời gian đó, mặc dù đã uống thuốc ổn định huyết áp hàng ngày và cố gắng làm việc bình thường nhưng giáo sư Nhân luôn cảm thấy tâm trí choáng váng, đầu óc căng thẳng, rất mệt mỏi. Thậm chí vì tác dụng phụ của thuốc mà ảnh hưởng lớn tới công việc.

Là một quốc y đại sư danh giá, nhưng sức khỏe của mình lại không đảm bảo. Ông vừa đi làm, vừa suy nghĩ sâu sắc về việc phải làm sao để tự chế ra cho mình một loại trà thảo dược nào đó thay thế thuốc Tây.

Sau thời gian nghiên cứu, ông đã đưa ra công thức trà tứ vị, cũng có thể gọi là bài thuốc bắc rồi uống. Được khoảng 15 ngày sau thì các triệu chứng đau đầu chóng mặt bắt đầu thuyên giảm, tinh thần cũng đỡ hơn rất nhiều. Từ đó ông bắt đầu uống loại thuốc này.

Giáo sư Nhân (bên trái) trong bữa tiệc kỷ niệm vinh danh người tròn 65 năm liên tục cống hiến cho sự nghiệp y học.

80 tuổi lại khỏe mạnh, không bệnh tật

Sau khi bản thân uống loại trà này thành công, bệnh cao huyết áp được khống chế ổn định, da dẻ hồng hào, đầu óc minh mẫn, tinh thần thoải mái rõ rệt, sức khỏe thay đổi toàn diện hơn.

Sau đó, ông bắt đầu cắt bài thuốc này cho cộng đồng. Đến nay, khi tuổi đã cao, ông không còn coi đây là bí mật cá nhân nữa mà chia sẻ công thức bài thuốc lên truyền thông để bất kỳ ai cũng có thể áp dụng thử.

Công thức vị trà thảo dược chữa cao huyết áp của giáo sư Nhân phù hợp với những người muốn ổn định huyết áp, chữa bệnh tim mạch, huyết quản gặp vấn đề, bệnh đường huyết cao.

Đây là bài thuốc chỉ dành riêng cho cá nhân giáo sư Nhân, nếu người khác áp dụng lại phải xem xét tình trạng bệnh để điều chỉnh liều lượng cho phù hợp.

Bài thuốc chữa cao huyết áp, cao đường huyết được Trung quốc gọi là “mật phương”

Lưu ý:

Người bị huyết áp cao và mỡ máu nặng thì thêm 2 vị thuốc khác là khoảng 10-15g cát căn (hạn chế dùng bột cát căn) và Trạch tả khoảng 8-10g.

Người cao huyết áp có thể cho thêm một chút đỗ trọng tươi, hoa cúc. Nếu huyết áp cao thì nên hạn chế uống hồng sâm.

Hoàng kỳ có tác dụng điều tiết 2 chiều, người bị huyết áp cao mà uống thì nó sẽ giảm, còn người bị huyết áp thấp mà uống thì nó sẽ tăng lên.

Cách làm:

Vào mỗi buổi sáng, cho nguyên liệu trên vào ấm sắc thuốc, thêm lượng nước vừa uống, sắc khoảng 10 phút là có thể uống. Khi uống hết, lại tiếp tục đổ nước vào và nấu tiếp, uống trong cả ngày theo nhu cầu.

Vào các buổi tối, sau khi uống nước xong thì có thể ăn luôn cả phần bã. Hoàng tinh ăn giống như thịt mỡ, hoàng kỳ hơi cứng và khó nhai nên có thể không ăn, 2 vị còn lại đều có thể ăn hết phần bã. Đây là cách triệt để nhất để uống trà bổ khí huyết, chữa bệnh cao huyết áp.

Giáo sư Nhân coi bài thuốc tứ vị này là trà, uống đều đặn mỗi ngày

Công dụng:

Tại sao một tách trà thảo dược đơn giản lại mang lại tác dụng tuyệt vời như vậy? Giáo sư Nhân cho biết, loại trà tứ vị này chủ yếu bổ sung khí huyết, điều hòa khí huyết ổn định, điều tiết kinh lạc trong toàn bộ cơ thể.

Khi bị bệnh chóng mặt, không có sức lực để làm việc, y học hiện đại kết luận là do bệnh cao huyết áp gây ra, nhưng ở góc độ Đông y, thì hiện tượng này được gọi là khí huyết suy nhược.

Do vị trà này có thể giúp bổ sung khí huyết, từ đó giảm các chứng bệnh chóng mặt, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, tinh lực dồi dào, khí sắc cải thiện, da dẻ hồng hào, giảm thiếu máu.

Nhìn sắc diện của giáo sư Nhân, nhiều người sẽ cảm nhận được tác dụng của món đồ uống mà ông chia sẻ. Trong các thành phần đó, hoàng kỳ là vị thuốc có tác dụng bổ khí số 1, làm cho lục phủ ngũ tạng được bồi bổ nhanh chóng.

Hoàng tinh là thuốc bổ thận bổ máu. Tây dương sâm không chỉ điều âm bổ khí mà còn có thể bổ gan thận. Người thiếu máu đa phần mắc các chứng bệnh tại gan thận, nên khi uống thảo dược này có tác dụng bổ sung phần khuyết thiếu.

Vị trà này tuy không nhiều về số lượng thuốc, nhưng cần sự kiên trì sử dụng. Vừa uống vừa cảm nhận tác dụng, coi như là loại nước uống hàng ngày. Bạn có thể dừng uống khi bệnh đã khá hơn, ổn định, rồi lại uống lặp lại khi cần thiết với chu trình mới.

Nhìn sắc diện hồng hào của Quốc y Đại sư, không ai là không ngưỡng mộ.

Giáo sư Nhân cũng là tấm gương lớn trong việc tự chăm sóc sức khỏe mà chúng ta có thể học hỏi.

Theo Tri Thức Trẻ/soha

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ