‘Bài ca môi trường’ tiếp tục được làm mới

GD&TĐ -  Á hậu Kiều Diệu Hương, ca sĩ Lê Anh vừa gửi tới khán giả bài hát “Bài ca môi trường” phiên bản song ca, truyền đi thông điệp ý nghĩa cuộc sống

Bài ca môi trường được 2 nghệ sĩ thể hiện trong phiên bản mới
Bài ca môi trường được 2 nghệ sĩ thể hiện trong phiên bản mới

Gần 20 năm tay vương bụi phấn, dạy hàng trăm sinh viên ngành khai thác mỏ nhưng đến khi chuyển công tác về Bộ Tài nguyên và Môi trường thì nhà giáo, nhà khoa học, tiến sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ Ngọc Lê Ninh mới cho ra mắt công chúng yêu nhạc Việt Nam ca khúc “Bài ca môi trường”.

Nhà thơ Ngọc Lê Ninh chia sẻ: Suốt thời gian trước, anh luôn ấp ủ sáng tác ca khúc về ngành nghề mình yêu thích nhưng không thành công do áp lực công việc bận rộn và đặc biệt ngôn ngữ chuyên ngành khó đưa vào âm nhạc.

Trong chuyến đi công tác khảo sát tại Cao Bằng, thời tiết giá lạnh, điều kiện làm việc khó khăn nhưng anh và các đồng nghiệp, chuyên gia vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trên đường về Hà Nội anh đã nảy ra ý tứ và giai điệu cho ca khúc về nghề nghiệp của mình và sáng tác cơ bản phần lời của ca khúc.

Khi về đến nhà, sau một đêm thức trắng anh đã hoàn thành được bài hát “Bài ca môi trường” trước sự ngỡ ngàng của anh em, đồng nghiệp, bạn bè và giới nghệ sĩ.

Ca khúc sử dụng nhịp điệu 2/4, đảo nhịp, đảo phách nhiều chỗ, làm ca khúc sôi động, ca ngợi những người làm nghề quản lý môi trường từ cấp Trung ương đến địa phương, các đơn vị tư vấn môi trường, thiết kế công trình, đơn vị nghiên cứu, chính sách tài nguyên - môi trường, viện nghiên cứu, trường đào tạo nghề môi trường, nhà đầu tư…

MT4.jpeg

Đặc biệt ca khúc là sự xen kẽ tình yêu, tình đoàn kết quân dân bền chặt, chung tay bảo vệ môi trường, ca ngợi sức mạnh đoàn kết dân tộc, sự thay da, đổi thịt của đất nước trong thời kỳ đổi mới dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chính phủ trong nhiều năm qua.

Ca khúc được ví như “khúc quân hành” của ngành môi trường và những người đang công tác trong ngành tài nguyên môi trường. Ngay sau khi ra mắt vào cuối năm 2023 và đầu năm 2024, ca khúc nhanh chóng được nhiều ca sĩ đón nhận thu âm và trình diễn tại các sân khấu lớn nhỏ trên cả nước từ cuối năm 2023 (đầu năm 2024).

Mới đây, tác giả Ngọc Lê Ninh đã hiệu chỉnh lại một chút về lời ca khúc để tác phẩm được thể hiện sát với công tác quản lý và những người thực thi bảo vệ môi trường và gần hơn với công chúng yêu nhạc trong nước, quốc tế.

MT2.jpeg
Ca sĩ Lê Anh

Nhân dịp ngành môi trường có nhiều đổi mới trong công tác quản lý và thực thi bảo vệ môi trường, ca sĩ Lê Anh và Á hậu, ca sĩ Kiều Diệu Hương đã cho ra mắt MV “Bài ca môi trường” với phiên bản song ca nghe hấp dẫn, đầy ý nghĩa, hình ảnh đẹp, sôi động theo nhịp bước quân hành của những người yêu môi trường.

Ngọc Lê Ninh là cái tên được nhiều người biết đến trong giới văn chương Việt Nam đương đại và diễn đàn văn học quốc tế. Dù chuyên môn chính là TS Khoa học kỹ thuật, hiện công tác tại Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Hội Kỹ thuật nổ mìn Việt Nam, nhưng anh có những đóng góp đáng kể cho thi ca và âm nhạc đương đại.

MT3.jpeg
Á hậu Kiều Diệu Hương

Anh đã xuất bản 3 tập thơ: Vỡ cùng hy vọng (NXB Hội Nhà văn - 2016), Chưa thể đặt tên (NXB Hội Nhà văn - 2017), Hạt mưa thầm (NXB Thanh niên - 2018). Hiện anh có trong tay tập thơ thứ 4 “Đôi mắt thời @” sắp xuất bản.

Ngọc Lê Ninh đã sáng tác nhiều ca khúc nổi tiếng như: Hành khúc Đại học Mỏ - Địa chất, Hành khúc Tổng công ty tư vấn xây dựng công trình (CCBM), Hành khúc mặt trận Corona, Bài ca thắng giặc Corona, Quyết thắng Việt Nam ơi!, Khúc Nhạc xuân, Đỉnh tình liêu phiêu 2, Cứ yêu đừng ngại, Lạc hồn quê, Hồn gió, Mùa mất nhau, Sóng yêu, Nép vào thinh không…

Rất nhiều ca khúc của anh được các nghệ sĩ đón nhận và thu âm, trình diễn tại các sân khấu lớn nhỏ trên cả nước.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Mỏ vàng Globe and Phoenix bỏ hoang nhiều năm.

'Thành phố Vàng' bên bờ sụp đổ

GD&TĐ - Hoạt động khai thác vàng trái phép đã và đang để lại hậu quả tàn khốc và đe dọa tính mạng con người tại thành phố Kwekwe (Zimbabwe).