LTS: Điều gì giúp cho PGS vẫn luôn sống khỏe trong mọi hoàn cảnh éo le nhất của căn bệnh khủng khiếp: đã di căn xa? Câu chuyện dưới đây sẽ cho những ai còn đang coi đây là "lưỡi hái tử thần" một cơ hội nữa để nhìn nhận lại - đó chỉ là một bệnh mãn tính, và có thể điều trị khỏi.
Cách đây 1 năm...
Câu chuyện của PGS, bác sĩ cao cấp Đỗ Quốc Hùng (Nguyên trưởng khoa C7, Viện Tim mạch Việt Nam) được chúng tôi đăng tải từng gây chấn động dư luận
Bởi khi đó, với tình trạng bệnh ở giai đoạn cuối, khó ai dám chắc ông lại "tiến xa" đến vậy trên hành trình trị liệu, dù may mắn có GS.TS Mai Trọng Khoa (Giám đốc Trung tâm y học hạt nhân và ung bướu) cùng đồng nghiệp BV Bạch Mai thường xuyên chăm sóc.
Vào năm 2012, sau Tết, ông ho kéo dài dến 3-4 tuần không đỡ. Nghĩ chỉ là ho chuyển mùa, ông chủ quan uống thuốc kháng sinh nhưng hơn 1 tháng trời không thuyên giảm. Ông nghĩ nên xem phổi thế nào, ông tự mình đi chụp tim phổi.
Sau khi chụp, các bác sĩ phát hiện ra khối u rốn phổi và khuyên PGS Hùng đi khám chuyên khoa hô hấp. Ông đã đi kiểm tra các xét nghiệm lâm sàng tất cả đều dương tính hết.
Lúc này, cả gia đình và bản thân ông đều có suy nghĩ ra nước ngoài điều trị hay ở Việt Nam. Đây là một quyết định rất khó khăn.
"Tôi nghĩ tôi cứ làm ở Việt Nam vì ở đây có gia đình, có bạn bè, có đồng nghiệp hỗ trợ mình", ông tâm sự. Và viên gạch đầu tiên được ông đặt lên hành trình chữa căn bệnh vô cùng hiểm nghèo đó chính là sự bình tĩnh, luôn giữ vững tinh thần. Trong khi, người nhà và nhiều bạn bè là bác sĩ lại tỏ ra rất lo lắng.
Ông trấn an mọi người: "Đời người ai cũng có thể bệnh, sinh lão bệnh tử ai tránh được. Điều quan trọng là bình tĩnh phối hợp với các đồng nghiệp để chữa bệnh cho mình, lo lắng chẳng có ích gì". Có lẽ vì thế, ông kiên cường vượt qua biết bao gian khó trong quá trình điều trị bệnh.
Kinh nghiệm điều trị khi đó ông đúc rút với chúng tôi ở bản viết tay bí quyết 4 chữ T , nay vẫn còn nguyên giá trị không chỉ với chính ông mà còn với rất nhiều người không quen biết khác.
Đến nay, thêm 1 năm nữa, ông vẫn mạnh khỏe, da hồng hào, để tiếp tục chiến đấu với ung thư, và cứu giúp thêm nhiều người.
Bí quyết 4 chữ T của PGS Đỗ Quốc Hùng.
Một năm sau...
Trưa 21/4, tôi gặp lại PGS Đỗ Quốc Hùng một ngày trước khi ông bắt đầu hành trình 300km đi khám chữa bệnh miễn phí cho bà con dân tộc nghèo ở Vị Xuyên, Hà Giang. PGS Hùng cho biết ông và các thành viên trong đoàn đi về trong 1 ngày và dành buổi sáng Chủ nhật (23/4) để làm việc thiện nguyện.
Nếu là người lần đầu gặp, chắc chắn không ai ngờ PGS Đỗ Quốc Hùng từng mắc ung thư phổi giai đoạn cuối tưởng không qua khỏi, đã từng khống chế bệnh, và mới phát hiện di căn xương ngay dịp Tết vừa qua.
Trong bức ảnh trên ai cũng có thể thấy, da dẻ ông hồng hào, tinh thần minh mẫn. Và hiển nhiên, ông không còn nghĩ mình bị ung thư nữa.
Ông cười khoe: "Tôi có thể đi được mọi nơi, nhiều người còn e ngại hỏi có đủ sức khỏe trèo đèo lội suối hay không?"
Trong 1 năm qua, theo lời PGS Hùng kể, hàng trăm người bệnh tìm tới ông với mong muốn được ông truyền cảm hứng và cách chữa. Đến lúc chẳng còn đủ thời gian tư vấn, nên đành in lời khuyên ra giấy, và ai hỏi ông sẽ gửi cho các kinh nghiệm của mình.
"Gửi giấy người ta nhớ lâu hơn, kỹ hơn là mình nói. Có người nói họ bận bịu lại quên ngay", ông bảo.
Ông tâm sự, là bác sĩ tim mạch nhưng nói chuyện về bệnh ung thư lại thấy rất vui vì giúp được nhiều người. Theo ông, người bệnh bị ung thư rất nhiều rơi vào trạng thái sốc, hoang mang và đặc biệt không biết chữa bệnh như thế nào?
Chính vì thế ông cũng rất cởi mở với báo chí, vì biết rằng kinh nghiệm của bản thân sẽ gián tiếp giúp cho nhiều người. Mới đây, tôi nghe thấy ông chia sẻ cuộc chiến chống ung thư của mình trên kênh FM89 - một kênh mới của VOV chuyên về sức khỏe và an toàn thực phẩm.
Những buổi chia sẻ với người bệnh, PGS Hùng luôn chia sẻ điều tâm niệm mà mình đã áp dụng thành công: Đừng nghĩ hễ ung thư là chết!
Ung thư tái phát
5 năm qua, 3 lần bệnh ung thư tái phát, ông đều vượt qua. Gần đây nhất là trước Tết âm lịch, ông kể, bệnh tái phát vào xương và chớm vào gan, khiến ông đau nằm liệt giường. Đang sử dụng thuốc theo phương pháp hàng ngày, nhưng do kháng thuốc, nên ông đang phải thay đổi cách điều trị.
Hiện PGS Đỗ Quốc Hùng đang sử dụng phương háp y học tích hợp. Đây là phương pháp điều trị và phòng ngừa ung thư sử dụng các hoạt chất kháng ung thư có nguồn gốc từ thiên nhiên đã được nhiều viện ung thư uy tín trên thế giới nghiên cứu và sử dụng.
5 loại thuốc được ông đang sử dụng hiện chưa có ở Việt Nam mà nhờ người quen mua từ Mỹ về, đó là:
1. Curcubrain có tác dụng tấn công và tiêu diệt tế bào ung thư, ức chế sự phát triển của ung thư bằng cách tấn công nhiều mục tiêu của tế bào khối u.
2. Bitter melon có tác dụng tiêu diệt ung thư và làm giảm lượng đường trong máu. Đường (glucose) là một nguồn dinh dưỡng cực kì quan trọng cho tế bào ung thư. Do đó, bitter melon vừa tiêu diệt ung thư, vừa ức chế nguồn dinh dưỡng của tế bào ung thư.
3. Cordyceps được chiết xuất đông trùng hạ thảo với Cordycepin, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch kháng ung thư.
4. + Bioperine: Tấn công tế bào ung thư, ức chế nhiều con đường tín hiệu tăng trưởng của khối u.
5. EGCG: Hoạt chất kháng ung thư chiết xuất từ trà xanh, ức chế quá trình tăng trưởng của tế bào ung thư.
Hơn 5 năm sống chung với bệnh, PGS Hùng kể không biết đã thay đổi, sử dụng biết bao nhiêu loại thuốc, nhưng đến nay ông cảm thấy các loại thuốc trên giúp ông khỏe hơn rất nhiều. Ông vẫn tới bệnh viện làm việc hàng ngày, và sẵn sàng ba lô lên đường khám chữa bệnh miễn phí cho bà con dân tộc khó khăn.
Coi ung thư là bệnh mãn tính, như tim mạch, tiểu đường
Điều mà PGS Hùng luôn trăn trở đó là tại sao mọi người luôn nghĩ ung thư là bệnh ác tính và ung thư không chữa được, chỉ có chết? Trong khi đó, hiện nay có rất nhiều phương pháp mới có thể điều trị được bệnh ung thư.
Ông nhắn gửi người bệnh: Hãy coi ung thư là bệnh mãn tính, không phải ác tính. Ung thư cần được chữa trị, được quan tâm giống như bệnh tim mạch, tiểu đường.
Có rất nhiều nghiên cứu mới về khả năng điều trị ung thư cùng với các kỹ thuật mới cấp nhật. Nếu biết dung hòa các phương pháp kết hợp giữa đông y và tây y, giữa thực phẩm chức năng và các loại thuốc tốt cho sức khỏe thì bệnh nhân ung thư cũng khỏe mạnh làm được mọi việc.
Về kinh nghiệm 4 chữ T đã từng chia sẻ, PGS Hùng cho biết ông vẫn luôn coi đó là kim chỉ nam trong việc điều trị bệnh của mình.
Chữ T thứ nhất là tâm lý. PGS Hùng kể tâm lý là 50% điều kiện để ông có thể vượt qua bệnh tật. Điều đầu tiên là bình tĩnh, tin vào đồng nghiệp cùng đồng nghiệp chiến đấu bệnh tật.
Ngoài ra, PGS Hùng cho biết ông không bao giờ nghĩ đến đó là ung thư mà chỉ coi đó là một khối u lành bình thường.
Để tâm lý thoải mái, PGS Hùng đã tìm đến phật pháp. Ông bảo mình tụng kinh thậm chí đọc thuộc cả quyển kinh, nghe các sư thầy giảng về phật pháp trên mạng. Lúc ấy, tâm lý của ông thoải mái không nghĩ gì về căn bệnh của mình.
Chữ T thứ hai đó là thuốc. PGS Hùng kể thuốc cực kỳ quan trọng và ông dùng cả tây y và đông y. Ông tuân thủ phác đồ điều trị của Tây y. Hóa chất, xạ trị, nhắm đích đều tiêu diệt ung thư nhanh gọn nhưng khiến con người ta suy kiệt vì tác dụng phụ.
Những lúc đó, PGS Hùng sử dụng kết hợp đông y như sâm ngọc linh ngâm mật ong, tam thất uống với mật ong… để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nhờ đó mà ông ăn khỏe, ngủ được và đủ sức để chiến đấu với bệnh tật.
Và giờ đây, PGS Hùng sử dụng thêm 5 loại thuốc trên. Ông kể 5 loại thuốc này rất rẻ, chỉ hơn 1 triệu đồng 1 lọ và dùng được thời gian dài.
Chữ T thứ ba đó là thức ăn.Ông vẫn ăn rất nhiều rau và hoa quả đặc biệt các loại rau như súp lơ xanh, măng tây, rau chân vịt, cây lô hội.
Hoa quả thì ăn rất nhiều mãng cầu xiêm, quả bơ, cam, chanh. PGS Hùng cười: "Tôi ăn quả mãng cầu xiêm nhiều lắm. Tôi ăn nguyên hoặc xay sinh tố, ăn cùng với bơ…".
Thịt: ông chỉ sử dụng thịt gia cầm, thịt có màu trắng, không ăn thịt có màu đỏ. Và quan trọng nhất, PGS Hùng nhấn mạnh đó là nguồn gốc của sản phẩm phải rõ ràng.
Chữ T thứ 4 đó là thể dục thể thao. PGS Hùng cho biết ông tập thể dục từ khi còn điều trị hóa chất, nhưng đặc biệt là bài tập Đạt ma Dịch cân kinh có tên phất thủ liệu pháp, một phương pháp khí công chữa bệnh bằng cách vẩy tay đơn giản, dễ nhớ.
Ông nhấn mạnh muốn phát huy hiệu quả bài tập này phải vẩy tay thật đúng cách và phải bền bỉ, đều đặn, khi tập phải để cơ thể và tâm trí thật sự thoải mái...
Ảnh hướng dẫn bài tập phất thủ liệu pháp (vẩy tay) theo Đạt ma Dịch Cân Kinh. Nguồn: internet
QUY TẮC ĂN UỐNG hàng ngày mà PGS Đỗ Quốc Hùng và gia đình ông đang áp dụng
1. Nên:
- Ăn nhiều chất xơ, hoa quả, rau xanh an toàn, bông cải xanh, bông cải trắng, cà chua, dưa leo, bơ, nho, thanh long, nấm.
- Ăn cá, tôm, mực, hải sản, thức ăn chay.
- Uống nước đầy đủ.
2. Không nên:
- Không ăn tương, chao, đậu phụng, nước tương, tương đen (ngoại trừ các sản phẩm đã được kiểm nghiệm không chứa độc tố aflatoxin). Không ăn các loại thực phẩm nhiễm khuẩn hoặc nấm mốc.
- Cần tránh các thức ăn có nhiều dầu mỡ, chiên, nướng, khét, thịt gia súc, thịt đỏ (thịt bò).
- Các thức ăn nóng và có dầu mỡ không nên đựng trong các vật dụng có nguồn gốc từ nhựa, nylon. Thủy tinh, thép, sứ là các vật liệu an toàn đối với việc lưu trữ thực phẩm.
- Không nên ăn các đồ hộp, xúc xích, paté gan, nội tạng, cũng như các thực phẩm có nhiều chất bảo quản hoặc màu công nghiệp độc hại.
- Người bệnh ung thư không nên dùng thức uống có cồn, tránh xa nơi có khói thuốc lá, khói bụi, ô nhiễm tiếng ồn.