Giữ ấm cho cơ thể
Đây là phương pháp đơn giản nhưng có thể mang lại hiệu quả cao. Người bệnh nên chú ý giữ ấm vùng cổ, vùng ngực, tay chân, khớp gối,…
Trong trường hợp xảy ra tình trạng đau nhức ở các khớp có thể xoa bóp để làm ấm nóng các khớp. Hoặc cũng có thể xoa dầu chườm ấm,… Tuy nhiên, nếu các khớp đang bị sưng viêm thì không nên chườm ấm hay xoa bóp.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần tránh tập thể dục khi trời quá lạnh hoặc có nhiều gió hay độ ẩm cao,…
Nên giữ ấm cho cơ thể để giảm đau nhức xương. |
Nghỉ ngơi hợp lý
Người bệnh cần được nghỉ ngơi hợp lý để tránh tác động lực lên các khớp. Trong sinh hoạt hoặc lao động có thể đeo đai lưng, đeo găng, dùng gậy chống,…
Đối với những trường hợp phải ngồi nhiều giờ làm việc như công nhân may, nhân viên văn phòng thì cần hạn chế ngồi làm việc quá lâu.
Sau mỗi giờ làm việc nên đứng lên đi lại để giảm áp lực lên các khớp và giúp tinh thần thoải mái để làm việc tốt hơn.
Cần hạn chế ngồi làm việc quá lâu. |
Chế độ ăn uống khoa học, phù hợp
Người bệnh cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là protein, collagen, canxi hay các loại vitamin C, D và nhiều nguyên tố vi lượng khác.
Nên uống đủ nước để tăng cường lưu thông máu giúp các khớp được nuôi dưỡng tốt hơn.
Tuy nhiên, cần điều chỉnh chế độ ăn uống để hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì, nên kiểm soát cân nặng ở mức vừa phải để tránh gây áp lực lên xương khớp.
Duy trì chế độ ăn uống khoa học. |
Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm như thịt đỏ, nội tạng động vật, thực phẩm chua cay hoặc mặn và nên tránh sử dụng các chất kích thích.
Không lạm dụng thuốc giảm đau
Không lạm dụng thuốc giảm đau để hạn chế nguy cơ tác dụng phụ và khiến cho tình trạng đau nhức xương khớp càng nghiêm trọng hơn.
Tốt nhất, chỉ sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Tập luyện để tăng cường sức khỏe khớp. |
Rèn luyện xương khớp
Rèn luyện xương khớp theo chế độ phù hợp để tăng cường lưu thông khí huyết và giúp các mô sụn hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, đồng thời tăng tiết dịch để bôi trơn các khớp.