Bác sĩ chỉ ra 10 nguyên nhân gây ngứa da mặt

GD&TĐ - Tình trạng ngứa da mặt rất phổ biến, nếu bệnh kéo dài hoặc nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Bác sĩ chỉ ra 10 nguyên nhân gây ngứa da mặt

Ai cũng từng có những trải nghiệm về cảm giác ngứa trên da mặt vì rất nhiều lý do khác nhau. Mặc dù cảm giác ngứa thường xảy ra vì những nguyên nhân có thể thấy được như vảy nến hoặc côn trùng cắn, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh khác đang tiềm ẩn.

Tình trạng ngứa da mặt rất phổ biến, nếu bệnh kéo dài hoặc nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Đôi khi, nguyên nhân là khô da. Những bệnh nhân có bệnh da khác như chàm hoặc vảy nến cũng có thể bị ngứa trên da mặt.

Khi ngứa vùng da mặt nhưng không có phát ban hoặc bất kì dấu hiệu gì trên da, bệnh nhân cần đến khám bác sĩ để được làm các xét nghiệm và xác định nguyên nhân.

BS Phan Vũ Lam Phương, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương chỉ ra các nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng ngứa da mặt, cũng như một số lựa chọn có thể giúp giảm bớt tình trạng khó chịu do cơn ngứa gây ra.

Da khô

Tình trạng da mặt bị khô có thể là nguyên nhân dẫn đến ngứa. Một người có thể bị khô da mặt vì một trong nhiều lý do sau đây: rửa mặt quá thường xuyên, sử dụng hoá chất mạnh, độ ẩm không khí thấp.

Để phòng ngừa tình trạng khô da , các bác sĩ da liễu khuyên thực hiện những điều sau: tắm và rửa mặt bằng nước ấm, lựa chọn sữa tắm dịu nhẹ, không mùi, không cồn, rửa mặt với sữa rửa mặt ngày một lần vào buổi tối và rửa nhẹ lại với nước vào buổi sáng, tắm trong khoảng từ 5 – 10 phút, thoa dưỡng ẩm ngay sau khi tắm, đắp vải mát lên vùng da bị khô, thoa dưỡng môi có thành phần petrolatum để làm mềm môi,...

Bác sĩ khuyên rửa mặt với sữa rửa mặt ngày một lần vào buổi tối và rửa nhẹ lại với nước vào buổi sáng.

Bác sĩ khuyên rửa mặt với sữa rửa mặt ngày một lần vào buổi tối và rửa nhẹ lại với nước vào buổi sáng.

Nếu cảm giác ngứa xuất hiện vì tình trạng da khô gây ra thì dưỡng ẩm có thể giúp giải quyết cơn ngứa. Mục đích của dưỡng ẩm là ngăn cản sự mất nước và giữ nước cho da.

Các loại dưỡng ẩm chứa các thành phần khác nhau với các mục đích khác nhau. Ví dụ, dưỡng ẩm dạng băng bịt có thể chứa petrolatum ngăn mất nước bằng các tạo ra một hàng rào bảo vệ.

Dưỡng ẩm dạng hút ẩm, như urea và glycolic và acid lactic, hút và giữ nước để dưỡng ẩm cho da.

Lão hoá

Cảm giác ngứa dường như rất phổ biến ở người lớn tuổi. Khi già đi, độ pH của cơ thể có thể thay đổi và giảm nồng độ hóc môn cũng như giảm khả năng giữ nước.

Khi da ít ẩm sẽ mỏng hơn từ đó có thể gây ra khô da và ngứa.

Việc điều trị ngứa ở người già sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân. Tuy nhiên, có thể làm dịu cơn ngứa bằng cách dưỡng ẩm cho da.

Côn trùng cắn

Hẳn ai cũng đã từng bị ngứa do côn trùng cắn trên mặt. Nếu là do muỗi đốt thì cảm giác ngứa có thể tự hết. Tuy nhiên, các loại côn trùng khác như chấy hoặc rệp giường thì có thể sống trên da da của bạn và gây ngứa.

Chăm sóc tại nhà vết côn trùng đốt bao gồm: rửa sạch vùng da bị đốt với xà bông và nước, đắp gạc lạnh, sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng sinh dưới sự tư vấn của chuyên gia y tế.

Nếu bị sốc phản vệ có thể gồm khò khè, cảm giác nghẹn, đau bụng và ói, cần phải tìm kiếm sự trợ giúp từ y tế ngay.

Bệnh về da

Khi một bệnh da đang hoạt động trên vùng mặt có thể gây ra cảm giác ngứa như thủy đậu, viêm nang lông, chàm, mề đay, vảy nến, viêm da tiết bã, lang ben, zona.

Để kiểm soát ngứa, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác bệnh và lên kế hoạch điều trị bệnh cũng như để giảm cơn ngứa...

Ung thư da

Một dấu hiệu nhìn thấy được của ung thư da hoặc ung thư tế bào hắc tố là tổn thương mới xuất hiện hoặc thay đổi trên da. Tổn thương này có thể gây ngứa.

Trong trường hợp này, cảm giác ngứa có thể do phản ứng của da với khối u đang trở nên ung thư tại chỗ ngứa hoặc một ung thư khác đang hình thành ở một vị trí khác trong cơ thể.

Các lựa chọn điều trị đối với ung thư tế bào hắc tố bao gồm áp lạnh, hoá trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch và phẫu thuật cắt bỏ. Để giảm ngứa, bác sĩ có thể kê toa thuốc uống.

Triệu chứng của một bệnh nền khác

Triệu chứng ngứa kéo dài không có sang thương da hoặc bất cứ dấu hiệu gì khác là gợi ý một bệnh nền đang hiện diện.

Đặc biệt bệnh ảnh hưởng đến máu, thận, gan hoặc tuyến giáp có thể gây ra ngứa. Bệnh nhân tiểu đường và HIV cũng có thể bị ngứa.

Bệnh nhân suy thận mạn gần tới giai đoạn cần lọc máu có thể bị những đợt ngứa mạn tính. Thật vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng khoảng 40% bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối bị ngứa.

Những bệnh về gan cũng có thể gây ra ngứa. Theo một nghiên cứu năm 2015, thì 69% bệnh nhân xơ gan mật nguyên phát bị tình trạng ngứa, và 75% những bệnh nhân này được báo cáo có triệu chứng ngứa trước khi được chẩn đoán bệnh.

Ngứa mạn tính có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và giấc ngủ từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống của họ. Ảnh minh họa.

Ngứa mạn tính có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và giấc ngủ từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống của họ. Ảnh minh họa.

Trong trường hợp này, việc điều trị ngứa phụ thuộc vào tình trạng bệnh nền. Ví dụ, bệnh nhân bệnh gan có thể cần kem hoặc thuốc mỡ cho những cơn ngứa nhẹ và tại chỗ. Một số khác cần thuốc hệ thống nếu mức độ ngứa nghiêm trọng và lan rộng nhiều nơi...

Phản ứng dị ứng

Phản ứng dị ứng có thể xảy ra với rất nhiều chất khác nhau. Chẳng hạn như Nickel là một chất phổ biến gây ra phản ứng dị ứng.

Nhiều sản phẩm có thể tiếp xúc với da mặt như nữ trang, điện thoại và gọng kính có thể chứa Nickel. Khi phản ứng dị ứng xảy ra cơ thể có thể sẽ phát ban.

Việc điều trị phản ứng dị ứng biểu hiện trên da có thể sử dụng steroid dạng kem hoặc mỡ.

Phản ứng với thực vật hoặc sinh vật biển

Một số thực vật và sinh vật biển có thể gây ra ngứa. Các thực vật dưới đây có thể là nguyên nhân của phản ứng dị ứng trên da: cây thường xuân, cây sồi, cây sơn, dâu, tỏi,...

    Bệnh ngứa do bơi lội xuất hiện phản ứng dị ứng khi tiếp xúc với kí sinh trùng trong ao, hồ hoặc biển. Mặt khác, “Seabather’s eruption” là một phản ứng dị ứng xảy ra khi sứa biển mới nở hoặc hải quỳ bị kẹt trong lớp áo tắm của người đi bơi.

    Đối với những bệnh nhân không thể thay đổi thuốc cần trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng thuốc điều trị và quản lý tác dụng phụ của thuốc.

    Trong một số trường hợp, cần thiết ngưng sử dụng và thay thế các loại thuốc gây ngứa bằng thuốc khác không gây ngứa. Ảnh minh họa.

    Trong một số trường hợp, cần thiết ngưng sử dụng và thay thế các loại thuốc gây ngứa bằng thuốc khác không gây ngứa. Ảnh minh họa.

    Tổn thương thần kinh

    Một số bệnh nhân có thể ngứa trên mặt với nguyên nhân là do tổn thương thần kinh và dạng ngứa này thường khu trú.

    Đột quỵ và bệnh đa xơ cứng đều có thể ảnh hưởng hoặc làm tổn thương thần kinh, có khả năng dẫn đến ngứa.

    Ngứa do nguyên nhân tổn thương thần kinh có thể rất khó điều trị và chưa có nhiều nghiên cứu việc điều trị tình trạng này. Tuy nhiên, thuốc tê tại chỗ, gabapentin hoặc miếng dán capsaicin để giảm ngứa.

    Chẩn đoán

    Mọi người đều có thể đã bị dị ứng một lần trong đời. Để chẩn đoán, các bác sĩ sẽ khám thật kĩ da và hỏi về những mối liên hệ y tế trong quá khứ và hiện tại.

    Bác sĩ cũng có thể hỏi về công việc, thú cưng, và sản phẩm chăm sóc da để có thể tìm ra chất nghi ngờ là nguyên nhân của tình trạng dị ứng hiện tại.

    Một vài bệnh nhân có thể cần thực hiện xét nghiệm áp da bằng cách dán một miếng dán có chứa một lượng nhỏ chất nghi ngờ gây ra phản ứng dị ứng lên da và đợi trong vòng vài ngày sau đó xem xét các phản ứng dị ứng trên da như phát ban.

    Với một bệnh nhân có bệnh nền đến khám vì triệu chứng ngứa có thể thể sẽ cần xét nghiệm tổng quát để xác định nguyên nhân.

    Khi nào cần đến gặp bác sĩ

    Bất kì ai khi bị ngứa đều cần đến khám bác sĩ vì đó có thể là một dấu hiệu của tình trạng bệnh mạn tính nghiêm trọng.

    Các triệu chứng có thể chỉ điểm đến một tình trạng bệnh nền như: buồn nôn, đau phía trên bên phải của bụng, nước tiểu đậm màu, vàng da, vàng mắt, chán ăn, nôn ói, lo lắng, mệt mỏi, nhạy cảm với nhiệt, yếu cơ, tiêu chảy, đi tiểu thường xuyên, khát nhiều.

    Những bệnh gây ra ngứa như vảy nến, viêm nang lông và dị ứng có thể đòi hỏi sử dụng thuốc.

    Khi sử dụng kem thoa tại chỗ và thuốc kháng Histamin không hiệu quả trong việc kiểm soát ngứa, thì đây là lúc cần đến gặp bác sĩ để tìm kiếm nguyên nhân khác có thể.

    Một vài người bị phản ứng dị ứng mà không rõ tác nhân gây ra bệnh, trong trường hợp này cần khám với bác sĩ chuyên khoa dị ứng.

    Tin tiêu điểm

    Đừng bỏ lỡ