Bắc Giang: Nghiêm cấm tụ tập nơi công cộng để phòng, chống dịch Covid-19

GD&TĐ - Bắc Giang yêu cầu người dân không ra khỏi nhà, trừ trường hợp đi thực hiện công vụ, công nhân đi làm việc...Nghiêm cấm người dân tụ tập nơi công cộng kể cả tập thể dục, thể thao.

Bắc Giang yêu cầu người dân không ra khỏi nhà, trừ trường hợp đi thực hiện công vụ, công nhân đi làm việc..
Bắc Giang yêu cầu người dân không ra khỏi nhà, trừ trường hợp đi thực hiện công vụ, công nhân đi làm việc..

Ngày 25/5, UBND tỉnh Bắc Giang có văn bản hỏa tốc gửi các Sở, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố về tăng cường các biện pháp phòng chống dịch.

Văn  bản nêu rõ: Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh đang diễn biến rất phức tạp. Đặc biệt, đây là loại vi rút biến chủng mới rất nguy hiểm, tốc độ lây lan nhanh, tại một số nước trên thế giới bệnh nhân nhiễm loại vi rút này rất khó chữa trị, tỷ lệ tử vong cao.

Để công tác phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh được hiệu quả thì ý thức tự phòng ngừa của mỗi người dân là yếu tố quyết định.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thực hiện một số biện pháp tăng cường phòng chống dịch ở các địa phương trong tỉnh chưa thực hiện cách ly xã hội (thành phố Bắc Giang, các huyện: Hiệp Hòa, Tân Yên, Yên Thế, Lục Ngạn, Sơn Động).

Cụ thể, yêu cầu người dân không ra khỏi nhà, trừ trường hợp đi thực hiện công vụ, công nhân đi làm việc, đưa người đi cấp cứu, thành viên Tổ Covid cộng đồng đi hoạt động kiểm tra, giám sát. Nghiêm cấm người dân tụ tập nơi công cộng kể cả tập thể dục, thể thao.

Người dân được phép ra đồng thu hoạch lúa, nông sản nhưng phải đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch theo phương thức: gia đình nào thu hoạch của gia đình đó; khi ra đồng không tụ tập đông người; trong quá trình thu hoạch yêu cầu người dân thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K

Trường hợp sử dụng chung máy móc, thiết bị, công cụ thu hoạch thì phải thực hiện khử khuẩn trước khi bàn giao giữa những người sử dụng. Việc thu hoạch, tiêu thụ nông sản, nhất là vải thiều phải đảm bảo các điều kiện an toàn phòng dịch: sát khuẩn, đeo khẩu trang, mua bán phải đảm bảo khoảng cách anh toàn.

Các nhà máy, xí nghiệp, công trường xây dựng đang được phép hoạt động phải có biện pháp phòng chống dịch, yêu cầu người lao động sát khuẩn tay, đeo khẩu trang trong suốt thời gian làm việc, thực hiện giãn cách giữa người với người, thực hiện ăn theo suất, không ăn chung, uống chung...

Khuyến khích công nhân ở lại bám trụ sản xuất tại nhà máy, công trường thi công trong thời gian có dịch, hết giờ làm việc không được tụ tập (thực hiện 5K); củng cố các tổ an toàn Covid để tuyên truyền, nhắc nhở, giám sát phòng dịch trong từng phân xưởng, bộ phận sản xuất.

Các cơ quan, công sở, doanh nghiệp không sản xuất: Bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc theo chế độ luân phiên hoặc từ xa. Yêu cầu UBND các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. 

Nếu người vi phạm là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính còn phải áp dụng hình thức kỷ luật nghiêm khắc. Củng cố, phát huy vai trò các tổ Covid cộng đồng tại khu dân cư trong phòng, chống dịch.

Các địa phương đã có Quyết định thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ hoặc được phong tỏa y tế thì yêu cầu chính quyền và nhân dân, các cơ quan, doanh nghiệp thực hiện nghiêm các nội dung của Chỉ thị và các yêu cầu của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch địa phương.

Đây là đợt bùng phát dịch đặc biệt nguy hiểm, thời gian còn kéo dài vì vậy cần sự vào cuộc trách nhiệm của tất cả các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân; đặc biệt là ý thức thực hiện, chấp hành nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch của người dân.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.