Australia tăng lệ phí cấp visa cho du học sinh

GD&TĐ - Từ 1/7, Australia tăng lệ phí cấp thị thực (visa) cho sinh viên quốc tế từ 710 AUD lên 1.600 AUD.

Lệ phí cấp visa cho sinh viên quốc tế tại Australia tăng hơn gấp đôi.
Lệ phí cấp visa cho sinh viên quốc tế tại Australia tăng hơn gấp đôi.

Ngoài ra, người có thị thực du lịch và sinh viên có thị thực tốt nghiệp tạm thời đang ở Australia bị cấm nộp đơn xin thị thực sinh viên.

Như vậy, lệ phí cấp thị thực của Australia cao gấp nhiều lần so với những quốc gia cạnh tranh giáo dục khác như Mỹ (278 AUD) hay Canada (164 AUD).

Chính phủ Australia cho biết họ đang hạn chế các lỗ hổng trong các quy định về thị thực cho phép sinh viên quốc tế liên tục gia hạn thời gian lưu trú tại Australia. Được biết, số du học sinh có thị thực sinh viên thứ 2 hoặc các lần tiếp theo tại Australia tăng vọt hơn 30% lên hơn 150 nghìn trong giai đoạn 2022 - 2023.

Bộ trưởng Nội vụ Australia, Clare O’Neil, cho biết: “Những thay đổi trên sẽ giúp khôi phục tính toàn vẹn của hệ thống giáo dục quốc tế, đồng thời tạo ra hệ thống nhập cư công bằng hơn, quy mô nhỏ hơn và có khả năng cung cấp tốt hơn cho Australia”.

Dữ liệu chính thức hồi tháng 3 cho thấy tính đến ngày 30/9/2023, số lượng nhập cư ròng vào Australia đã tăng 60% lên mức kỷ lục 548,8 nghìn người. Việc tăng lệ phí nhằm hạn chế số lượng người nhập cư đang tăng cao kỷ lục.

Hồi tháng 3, Australia yêu cầu nâng cao trình độ tiếng Anh với những người nộp đơn xin thị thực đại học và sau đại học. Ngoài ra, mức chứng minh tài chính với du học sinh tăng từ 24,5 nghìn AUD lên gần 30 nghìn AUD.

Theo Reuters

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Đổi hoà bình lấy đất hiếm

GD&TĐ - Cả ông Trump lẫn Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Marco Rubio, đều hết lời ca ngợi thoả thuận hoà bình giữa Congo và Rwanda.

Sinh viên cần xem xét kỹ các văn bản thông báo học bổng và lựa chọn trung tâm du học chính thống. Ảnh minh họa: Thùy Linh

Học bổng, trao đổi sinh viên: Thật giả khó lường

GD&TĐ - Hứa hẹn học bổng toàn phần, chương trình trao đổi quốc tế hay thậm chí lệnh bắt giữ đều là những chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi nhắm đến sinh viên, đặc biệt tại các thành phố.