Anh tuyên bố gửi thêm vũ khí sát thương cho Ukraine

GD&TĐ - Hôm 31/3, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho biết nước ông và “một số quốc gia khác” đang gửi thêm vũ khí cho Ukraine để kìm hãm quân đội Nga. Anh đã gửi hàng nghìn quả tên lửa chống tăng cho Kiev.

Một binh sĩ của quân đội Ukraine huấn luyện với hệ thống tên lửa chống tăng NLAW của Anh ở Starychi, Ukraine.
Một binh sĩ của quân đội Ukraine huấn luyện với hệ thống tên lửa chống tăng NLAW của Anh ở Starychi, Ukraine.

Ông Wallace nói với báo giới rằng sẽ có thêm hỗ trợ vũ khí sát thương hơn cho Ukraine. Một số quốc gia đã đưa ra ý tưởng mới hoặc thêm cam kết về tài chính.

Vương quốc Anh đã tài trợ hơn 4.000 vũ khí chống tăng NLAW cho Ukraine với chi phí 26.300 USD cho mỗi đơn vị dùng một lần.

Đầu tuần này, Thủ tướng Anh Boris Johnson nói với nội các của mình rằng ông muốn gửi tới Kiev những vũ khí “sát thương hơn”, được cho là pháo binh, tên lửa chống hạm và các hệ thống phòng không tiên tiến hơn. Không rõ liệu các hệ thống phòng không mà ông Johnson và Wallace đề cập sẽ là tên lửa vác vai hay các khẩu đội tên lửa gắn trên xe lớn hơn.

Trong khi đó Nga đã từng tuyên bố rằng các đoàn xe vận chuyển thiết bị quân sự là “mục tiêu hợp pháp” trên lãnh thổ Ukraine.

Tính hiệu quả của các loại vũ khí mà Vương quốc Anh đã gửi tới Ukraine đang được tranh luận sôi nổi. Chính phủ Ukraine tuyên bố đã phá hủy nhiều thiết bị của Nga hơn nhiều so với con số Moscow tuyên bố bị mất. Trong khi Nga nói rằng hoạt động quân sự của họ đang diễn ra theo đúng kế hoạch.

Hôm 30/3, Moscow nhấn mạnh quân đội Nga đã hạ gục thành công các lực lượng Ukraine gần Kiev và hiện đang được rút lui để tập trung cho “giai đoạn cuối cùng của chiến dịch” là đánh bại quân đội Ukraine ở khu vực Donbass.

Đối với quân đội Ukraine, các lô hàng vũ khí nước ngoài rất cần thiết vì ngành công nghiệp quốc phòng của nước này đã “thực sự bị phá hủy” – theo cố vấn Alexey Arestovich của Tổng thống Ukraine nói trong tuần này.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.