Cô dâu - chú rể thường chở nhau bằng xe đạp, nhà nào giàu thì có xe máy, hai người diện trang phục truyền thống, trang điểm đậm trong ánh nhìn của tất cả mọi người. (Ảnh lấy từ diễn đàn otofun.net)
Ngày xưa, mỗi lần về nhà chồng là các chị lại khóc nức nở, cảnh tượng ấy khiến nhiều người không thể kìm lòng. Bởi vậy nên mới có câu "chồng gần không lấy, lấy chồng xa giờ đây nhớ mẹ thương cha". Nhà giàu thì cô dâu được đón bằng xe sang.
Họ hàng hai bên, khách mời tham dự đám cưới thì phải mặc trang phục nghiêm chỉnh và đẹp nhất có thể. Các ông thì áo sơ mi, vest còn các bà thì áo dài trắng, để tóc điệu đà hoặc tóc vấn là mốt thời thượng lúc bấy giờ.
Nhà nào có điều kiện thì đám cưới cả xóm được đãi, món quý tộc nhất là cà-ri, bánh mì. Khách mời thường ăn uống nhiệt tình vì hiếm lắm mới được ăn nhiều món ngon như vậy... Đám cưới trở thành một sự kiện của cả một khu dân cư.
Cả một dàn "siêu xe" làm choáng ngợp cả khu phố.
Tiệc tổ chức theo phong cách ẩm thực của Pháp, có phục vụ rót rượu lịch sự. Số bàn tiệc trong đám cưới khá lớn, bao trọn diện tích khách sạn số 1 Hàng Khay.
Đám cưới "trang trọng" của một gia đình quyền quý ở Trà Vinh. Hoa cưới ngày đó được kết theo hình tháp đổ, dạng hoa dài. Đám cưới nhà giàu thời đó rất khác biệt với các gia đình xung quanh.
Không phải ai cũng có điều kiện để rước dâu bằng xe hơi. Điều này hầu như chỉ đến với những cô nàng có may mắn lấy được "con nhà đại gia".