Anh: Bằng cấp không giúp thu hẹp khoảng cách lương cho phụ nữ

GD&TĐ - Nữ giới tốt nghiệp ĐH có thu nhập thấp hơn nhiều so với nam giới cùng tuổi không có bằng cấp. Các số liệu khảo sát chính thức cho thấy sự vượt trội về trình độ được đào tạo không tạo ra được cú hích, hay không đủ để mang lại mức lương cao hơn cho phụ nữ so với những gì họ đáng được nhận.

Ngay cả ở một quốc gia như Anh, lao động nữ dù có trình độ cao cũng có thu nhập thua xa nam giới cùng công việc
Ngay cả ở một quốc gia như Anh, lao động nữ dù có trình độ cao cũng có thu nhập thua xa nam giới cùng công việc

Chênh lệch thu nhập

Các số liệu khảo sát về việc làm và thu nhập sau khi hoàn thành ĐH, được thống kê từ dữ liệu thuế của Bộ Giáo dục Vương quốc Anh (DfE) và được phân tích bởi Viện Nghiên cứu Tài chính (IFS), đưa ra một cái nhìn mới về những người đạt được nhiều nhất từ các trường ĐH ở Anh, tại thời điểm mà những tranh luận về giá trị của GD ĐH đang gay gắt hơn bao giờ hết.

Nghiên cứu nói trên lần đầu tiên so sánh các thành quả cá nhân được mang lại từ một nền GD ĐH đối với nữ giới, cụ thể ở đây là việc làm và thu nhập, với các lao động khác giới có cùng trình độ đào tạo hoặc thậm chí không trải qua ĐH.

Theo phân tích của IFS, lao động là nam giới sau khi tốt nghiệp ĐH có mức thu nhập cao hơn 6% so với những gì họ có thể kiếm được, khi họ bước ngay vào thị trường lao động sau khi rời giảng đường ĐH.

Đối với phụ nữ, tác động lớn hơn nhiều: Số lao động là nữ giới có bằng ĐH chiếm gần 50% so với những lao động nữ không có bằng ĐH, một tỷ lệ áp đảo và cho thấy còn rất nhiều lao động nữ ở đất nước phát triển này chưa được trải qua ĐH. Thế nhưng, sự khác biệt là gì? Không có gì cả, nếu so sánh với những đồng nghiệp nam khác, bởi lẽ thu nhập của những lao động nữ có trình độ ĐH cao nhất cũng chỉ tương đương với những lao động nam không trải qua ĐH, với mức thu nhập bình quân khoảng 30.000 bảng Anh (tính trung bình ở lứa tuổi 29). Nên nhớ, đó là trường hợp “cao nhất”.

Vấn đề nằm ở ngành nghề được đào tạo

Jack Britton, một chuyên gia phân tích thuộc IFS, cho rằng trong lĩnh vực việc làm, những phụ nữ có bằng ĐH sẽ có nhiều triển vọng thăng tiến trong nghề nghiệp, đồng thời cũng đảm bảo một mức thu nhập tương xứng với đóng góp của họ. Nếu không có bằng ĐH, lao động nữ sẽ khó theo kịp nam giới trong cùng một lĩnh vực công việc, cho dù người ấy chưa theo học ĐH, do đó, mức thu nhập nhận được sẽ thấp hơn rất nhiều.

“Tôi nghĩ rằng khá là nghiêm trọng nếu có một khóa học mà 10 năm trước không mang lại giá trị, đến nay nó vẫn đang được đưa vào giảng dạy cho những sinh viên đang theo học, rồi cả những sinh viên sẽ tiếp tục vào học. Tôi nghĩ sự can thiệp nên nhanh chóng trong trường hợp đó”, Gyimah nhấn mạnh. 

“Đối với phụ nữ, đi học ĐH là một đầu tư rất tốt. Đối với nam giới thì điều này lại có vẻ ít rõ ràng hơn. Có một số lượng lớn nam giới sẵn sàng theo học các khóa học ngắn hạn để trang bị kiến thức cần thiết cho công việc, hoặc thậm chí không cần điều ấy. Câu trả lời ở đây là nam giới thường lựa chọn những gì họ thấy đáng làm và có ích thực sự cho công việc. Và thành thật mà nói, hầu như nó đều có ích trên thực tiễn”, Britton nói.

Các con số xác nhận sự thay đổi lớn trong thu nhập giữa sinh viên tốt nghiệp của các đối tượng và lĩnh vực nghề nghiệp hay doanh nghiệp sử dụng lao động khác nhau. Trong khi y học và kinh tế mang lại tiềm năng nghề nghiệp lớn nhất (kèm theo những mức thu nhập đáng mơ ước), thì lao động đã trải qua các khóa học như nghệ thuật sáng tạo và tiếng Anh lại có thu nhập thấp hơn so việc họ trải qua ĐH.

Sam Gyimah, Bộ trưởng GD ĐH của DfEc, đã sử dụng các số liệu để nêu lại những lợi ích của các trường ĐH ở Anh trong khi nói với một số tổ chức rằng họ có nguy cơ bị điều tiết bởi Văn phòng cho sinh viên (OfS).

Trong khi 85% sinh viên nhận được “sự phản hồi đáng kể, tích cực” từ GD ĐH, Gyimah cho rằng “các số liệu phân tích cũng mang lại bằng chứng rõ ràng rằng có một số khóa học tại một số trường ĐH không mang lại kết quả tài chính cho sinh viên sau khi tốt nghiệp”. Ông cho biết, OfS sẽ tìm mọi cách để ngăn chặn các khóa học không mang lại giá trị thực tiễn cho người học như vậy.

Khi được hỏi liệu có thực tế để trừng phạt các trường ĐH ngày nay vốn đã mang lại sự nghiệp không tốt đẹp của những sinh viên đã tốt nghiệp một thập kỷ trước đó không, Gyimah nói: “Vâng, dữ liệu từ 10 năm trước, nhưng tôi đã cẩn thận để nhấn mạnh rằng nó là một trong số các chỉ số mà chúng tôi xem xét, chứ không phải là chỉ số duy nhất”.

ĐH vẫn rất cần thiết

Các nhà phân tích của IFS lưu ý rằng, những người đi học ĐH thường có kết quả thi tốt hơn ở trường và đến từ các gia đình giàu có hơn, vì thế sẽ có nhiều sự nghiệp tươi sáng và thu nhập cao hơn trong mọi trường hợp.

Các số liệu này được lấy từ các quan sát theo chiều dọc sau những người tham gia kỳ thi lấy chứng chỉ THPT (GCSE) từ năm 2002 - 2007 cho đến lứa tuổi 29. Nghiên cứu này bao gồm sinh viên tốt nghiệp từ 140 cơ sở GD ĐH trong 30 lĩnh vực chuyên môn trên toàn nước Anh.

Mặc dù phụ nữ nhận được một khoản tăng trưởng lớn hơn nhiều trong thu nhập của họ sau khi hoàn thành một văn bằng ĐH, thống kê được vẫn còn khiếm khuyết (hay nói cách khác là đang còn một chiều) khi bỏ qua mức lương quá thấp được trả cho một lao động nữ không có trình độ ĐH.

Dữ liệu của IFS cho thấy rằng, 29 sinh viên tốt nghiệp ĐH trung bình chỉ kiếm được hơn 30.000 bảng Anh/năm; nhỉnh hơn một chút so với mức thu nhập gần 30.000 bảng một năm của những lao động nam có kết quả GCSE tốt nhưng không trải qua ĐH. Mức thu nhập trung bình ấy, nhiều hơn 50% lao động nữ tốt nghiệp ĐH, với trên 20.800 bảng một năm.

Theo The Guardian

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ