An toàn đường thủy đang bị xem nhẹ

GD&TĐ - Hàng loạt con số tử vong do chìm tàu trong những năm qua đã gây ra không ít đau xót cho bao gia đình như chìm tàu trên sông Hàn làm 3 người tử vong; chìm tàu Cần Giờ làm 9 người chết; chìm tàu Dìn Ký làm 16 người tử vong... 

An toàn đường thủy đang bị xem nhẹ

Những vụ việc đau lòng liên tục diễn ra, và dư luận đặt câu hỏi việc quản lý của các cơ quan chức năng chưa sâu sát; tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm chưa thường xuyên, thiếu kiên quyết...?

Coi thường pháp luật

Vụ chìm tàu du lịch Thảo Vân 2 trên sông Hàn tối 4/6 khiến 3 người tử vong. Tàu Thảo Vân 2 vốn là một tàu cá cũ, được chủ tàu “cơi nới” lại để hoạt động du lịch, nhưng không đủ các điều kiện để cấp phép phục vụ khách du lịch. Trọng tải của tàu chỉ chứa tối đa 28 người nhưng chủ tàu đã nhồi tới 56 người. Không chỉ chạy “chui”, chở vượt quá số người quy định, lái tàu Thảo Vân 2 còn không đủ bằng theo quy định của pháp luật.

Đây là vụ tai nạn giao thông (TNGT) đường thủy mới nhất. Đầu tháng 5/2016, tàu du lịch Aphrodite hoạt động trên vịnh Hạ Long bị cháy rụi hoàn toàn. Rất may, toàn bộ du khách trên tàu thoát nạn kịp thời. Tàu này dù đủ giấy phép theo quy định nhưng lại là tàu vỏ gỗ. Theo đại diện Sở GTVT Quảng Ninh, hiện toàn tỉnh có hơn 500 tàu hoạt động, trong đó khoảng 80% là tàu vỏ gỗ. Đây là tàu thứ 10 bị cháy tại tỉnh Quảng Ninh. Và 100% tàu cháy, chìm là tàu vỏ gỗ. Quan điểm của tỉnh là phải giảm lượng tàu vỏ gỗ, thay thế bằng tàu vỏ thép và vật liệu tương đương...

Có ý kiến cho rằng, khi lên tàu, người dân không thể biết tàu đó hoạt động “chui” và lái tàu có đầy đủ bằng cấp hay không, bởi đó là việc của các cơ quan quản lý nhà nước. Song, có một thực tế đang diễn ra ở hầu khắp các tuyến sông, vịnh... là các tàu thuyền, dù đều trang bị áo phao cho khách theo quy định, nhưng chất lượng áo rất tồi. Nhiều áo cũ nát, hỏng khóa... Lái tàu thường chỉ đề nghị khách mặc để đối phó với cơ quan chức năng. Nếu xảy ra sự cố, những áo phao này sẽ không có tác dụng. Sự chủ quan, coi thường pháp luật của một số chủ tàu thời gian qua đã để lại không ít hậu quả nghiêm trọng.

Cần tăng cường kiểm tra

Trong 2 năm qua, số người chết do TNGT đường thủy có chiều hướng gia tăng, riêng năm 2014 tăng 14 người (31,1%), năm 2015 tăng 12 người (20,3%). Theo đại diện Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia, nguyên nhân gia tăng tai nạn đường thủy chủ yếu là do người điều khiển phương tiện thủy vi phạm các quy định về an toàn, trong khi việc quản lý chưa sâu sát, tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm chưa thường xuyên, thiếu kiên quyết.

Liên quan đến vấn đề đăng kiểm phương tiện thủy nội địa, theo ông Trần Kỳ Hình - Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, việc quản lý phương tiện thủy tương tự như quản lý phương tiện cơ giới đường bộ. Chủ phương tiện trong quá trình hoạt động phải chịu sự kiểm tra về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của cơ quan Đăng kiểm Việt Nam. Tuy nhiên, việc kiểm soát, xử lý, đặc biệt là đối với các phương tiện hết hạn đăng kiểm, là do cảng vụ và thanh tra các cấp thực hiện tại bến; do lực lượng CSGT thực hiện trên hành trình. Nếu việc kiểm soát tốt chắc chắn phương tiện tuân thủ pháp luật về đăng kiểm sẽ tốt hơn, qua đó nâng cao năng lực bảo đảm ATGT.

Thừa nhận an toàn đường thủy nội địa đang diễn biến rất phức tạp, đại diện Cục đường thủy nội địa đề nghị các địa phương cần quản lý chặt chẽ các bến bãi; có văn bản cam kết bảo đảm ATGT, xử lý triệt để tình trạng bến không phép, sai phép...

Để hạn chế tình trạng các tàu chất lượng kém, vi phạm pháp luật về giao thông đường thủy, mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu ngành GTVT phải kiểm tra chặt chẽ hơn tình trạng vi phạm ATGT đường thủy, như chở quá tải, phương tiện cũ nát, hoán cải sai mục đích. Với vụ việc đáng tiếc này xảy ra ở Đà Nẵng, cần phải điều tra, khởi tố vụ án và xét xử nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Ngay sau chỉ đạo này, Phó Thủ tướng - Chủ tịch Ủy ban ATGT quốc gia Trương Hòa Bình cũng đã yêu cầu các cơ quan chức năng tổng kiểm tra hoạt động vận tải thủy nội địa, chú trọng các quy định về an toàn phương tiện, bằng lái, chứng chỉ chuyên môn, trang thiết bị cứu hộ, sử dụng áo phao theo đúng quy định; tăng cường công tác quản lý nhà nước với hoạt động vận tải thủy nội địa trên phạm vi cả nước, chú trọng hoạt động vận tải hành khách du lịch và các dịch vụ khác trên đường thủy, quản lý và kiểm tra an toàn trước khi xuất bến, kiên quyết xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm, nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho khách...

Theo số liệu thống kê từ Cục Đường thủy nội địa, trong 3 tháng đầu năm 2016, cả nước đã xảy ra 25 vụ TNGT đường thủy nội địa, làm chết 10 người, bị thương 1 người, chìm đắm 21 phương tiện. So với cùng kỳ năm 2015 giảm 7 vụ, 6 người chết và giảm 1 người bị thương. Mặc dù, số vụ TNGT đường thủy nội địa giảm nhưng lại xảy ra nhiều vụ TNGT gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại về người và tài sản...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bệnh nhân chỉ uống nước đường phèn pha chanh gừng trong 10 ngày liên tiếp rồi chuyển sang ăn tinh bột. Ảnh: BVCC

Nguy kịch do nhịn ăn gián đoạn

GD&TĐ - Theo bác sĩ ở Bệnh viện Nội tiết Trung ương, việc nhịn ăn gián đoạn và ăn uống mất cân đối không thể hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường.

HLV Leicester City bị sa thải

HLV Leicester City bị sa thải

GD&TĐ - Leicester City vừa ra thông báo về quyết định sa thải đối với huấn luyện viên Steve Cooper sau chuỗi thành tích kém cỏi ở Ngoại hạng Anh

Binh lính Ukraine ở hậu cứ theo hướng Pokrovsk, vùng Donetsk. Ảnh: Getty Images.

Báo Anh: Hầu hết binh lính mất tinh thần

GD&TĐ - Quân đội Ukraine ngày càng cởi mở hơn với viễn cảnh nhượng bộ lãnh thổ và ngừng bắn trong bối cảnh tinh thần sa sút và áp lực ngày càng tăng.

Họa sĩ Ngô Xuân Bính trình bày về tác phẩm chủ đạo trong triển lãm gốm 'Hiện linh'.

Gốm của 'kỳ nhân'

GD&TĐ - Triển lãm gốm nghệ thuật 'Hiện linh' của tác giả Ngô Xuân Bính đã thu hút đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước.