An toàn cho trẻ khi đi bộ đến trường: Cần nhất là nâng cao ý thức...

An toàn cho trẻ khi đi bộ đến trường: Cần nhất là nâng cao ý thức...

(GD&TĐ) - An toàn cho trẻ em khi tham gia giao thông đang thu hút sự quan tâm của các bậc phụ huynh, nhà trường, cơ quan chức năng và cả tổ chức phi chính phủ. Tuy nhiên, sau những đợt cao điểm phát động tăng cường các biện pháp an toàn cho trẻ em khi tham gia giao thông, học sinh đi bộ đến trường và từ trường về nhà vẫn phải len lỏi qua những hàng quán lấn chiếm vỉa hè, thậm chí là phải đi bộ dưới lòng đường vì vỉa hè không còn hở chỗ nào dành cho người đi bộ... 

Đi bộ cũng mất an toàn

Có con học trường gần nhà, nhiều bố mẹ chọn giải pháp cho trẻ đi bộ đi học. Không ít trẻ tiểu học từ lớp 2 trở lên đã được bố mẹ cho tự đi bộ đến trường và tan học tự đi bộ từ trường về nhà. Có trẻ đi một mình trên quãng đường từ trường tới nhà với khoảng cách vài trăm mét, nhưng cũng có trẻ đi bộ với khoảng cách xa hơn. Cho trẻ tự đi bộ đi học có một số lý do từ phụ huynh, nhưng chủ yếu vẫn là tạo điều kiện cho trẻ rèn thói quen tự lập hơn, như một cách để tập thể dục, đồng thời giảm nhẹ gánh nặng đưa đón đúng giờ cho gia đình.

Thông thường, những quãng đường trẻ được bố mẹ cho phép đi bộ từ trường về khá thuận lợi và an toàn. Có thể trẻ không phải vượt qua nhiều ngã ba, ngã tư, đường đi học và về nhà khá đông người qua lại, nhiều bạn cùng lớp, cùng trường có thể chung đường đi học với trẻ. Tuy nhiên, không ít trẻ phải vượt qua những quãng đường nhiều xe cộ qua lại, vỉa hè dành cho người đi bộ bị chiếm để kinh doanh hàng quán... khiến trẻ thường xuyên phải đi xuống lòng đường. Thêm nữa, không ít trẻ hiếu động có thể vừa đi bộ đi học hay từ trường về nhà vừa đùa với chúng bạn mà quên cả vấn đề an toàn bên cạnh dòng xe cộ. 

An toàn cho trẻ khi đi bộ đến trường: Cần nhất là nâng cao ý thức... ảnh 1
Phải đi bộ đến trường ngay dưới... lòng đường

Anh Hùng (đường Giải Phóng, Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết anh để con đang học tiểu học tự đi bộ đến lớp học thêm vào các buổi chiều thứ 6, vì lớp học thêm chỉ cách trường học vài trăm mét và con anh bắt đầu giờ học thêm ngay sau giờ tan học khoảng 15 phút. Nếu gia đình đến trường đón con đưa tới lớp học thêm thì muộn giờ học thêm, vì phải 5h - 5h30 người lớn mới từ chỗ làm đến trường đón con để đưa sang lớp học thêm được. 

Hàng năm tại Việt Nam, số người chết do tai nạn giao thông lên tới 11.000 người. Trong số này, người đi bộ chiếm 15%.

Nhưng điều đáng nói là quãng đường “chỉ vài trăm mét” ấy lại quá thiếu vỉa hè dành cho người đi bộ. Vỉa hè bị người kinh doanh ngang nhiên lấn chiếm. Hàng bán trái cây bày tràn khắp vỉa hè, hàng sửa xe máy bày xe ngang dọc, hàng cafe giải khát để kín vỉa hè xe của khách... Không chỉ con anh Hùng, những học sinh khác cùng trường, cùng lớp con anh đi bộ qua những hàng quán này chỉ còn 2 cách, một là len lách giữa những chiếc xe máy bô còn nóng rãy, hay đứng đợi bà hàng hoa quả và khách cân xong hoa quả hay thu dẹp bớt những thùng trái cây bày la liệt, hoặc hy vọng khách hàng cafe không đông để đỡ bày xe kín vỉa hè; còn cách thứ 2 là đi bộ xuống lòng đường. Mà gọi là lòng đường chứ đó chỉ là một con ngõ nhỏ nhưng lưu lượng ô tô, xe máy qua lại rất đông nhất là vào thời điểm đi làm, đi học hay tan tầm (con ngõ nhỏ “huyết mạch” của mấy trường học trên địa bàn). Thế là mỗi sáng, mỗi chiều, thường xuyên thấy cảnh học sinh tiểu học đi bộ đến trường hay tan học về phải len lách khổ sở để đi trên vỉa hè, thậm chí nhiều lúc không có nổi một khe hở trên vỉa hè để đi nên đành phải đi xuống lòng đường. Đoạn đường từ nhà đến trường, từ trường đến lớp học thêm tưởng ngắn, chỉ mấy trăm mét mà nhìn thấy rõ mất an toàn như vậy. 

Cảnh học sinh đi bộ mất an toàn không khó gặp trên nhiều tuyến đường, nhiều ngõ phố ở Hà Nội.

Người lớn cần quan tâm hơn đến đường đi bộ tới trường của học sinh

Trong buổi đi bộ hưởng ứng Tuần lễ an toàn giao thông toàn cầu mới đây của học sinh Hà Nội (một hoạt động nằm trong chiến dịch Long Shork Walk toàn cầu nhằm nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ an toàn cho những đối tượng tham gia giao thông dễ bị tổn thương, đặc biệt là người đi bộ), Á Hậu Việt Nam 2008 Thụy Vân cũng bày tỏ lo lắng về sự an toàn của các học sinh khi đi bộ trên vỉa hè vì lượng phương tiện giao thông quá lớn, cũng như những tình huống không thể lường trước khi tham gia giao thông. “Là một bà mẹ, tôi rất lo lắng cho sự an toàn của các em nhỏ khi đi bộ. Các bạn hãy quan tâm đến sự an toàn của con em mình và luôn lái xe cẩn thận”- Á hậu Thụy Vân chia sẻ suy nghĩ của mình. 

Đại diện tổ chức phi chính phủ AIP cùng học sinh Hà Nội đi bộ hưởng ứng “Tuần lễ an toàn giao thông toàn cầu 2013”
Đại diện tổ chức phi chính phủ AIP cùng học sinh Hà Nội đi bộ hưởng ứng “Tuần lễ an toàn giao thông toàn cầu 2013”

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người đi bộ chiếm 22% trong các trường hợp tử vong do tai nạn giao thông trên toàn cầu. Bà Lotte Brondum (Giám đốc Phát triển Quốc tế Quỹ Phòng chống thương vong châu Á - AIP) cho rằng: “Những đối tượng tham gia giao thông dễ bị tổn thương cần phải được ưu tiên, bởi mật độ tham gia giao thông tại Việt Nam liên tục gia tăng”. Theo bà, không giống như những con đường an toàn trong công viên, những con đường và vỉa hè của Hà Nội rất nguy hiểm cho người đi bộ. “Những người hàng rong, xe máy đỗ lấn chiếm vỉa hè, các vỉa hè xuống cấp hay thói quen đi xe trên vỉa hè đang gây khó khăn và nguy hiểm cho người đi bộ”- bà Lotte Brondum nhận xét.

Ông Lưu Xuân Bình (Phó Chánh văn phòng, Ban An toàn Giao thông Hà Nội) cho biết ông cũng tham gia đi bộ để kêu gọi cải thiện tín hiệu giao thông tốt hơn, lối đi bộ sang đường an toàn hơn, đó cũng là một phần của chiến dịch dành cho người đi bộ sẽ được Ban An toàn Giao thông Hà Nội phát động trong thời gian tới.

Mất an toàn, tiềm ẩn những nỗi lo vẫn rình rập bước chân học sinh đi bộ đến trường...

Thông thường những quãng đường trẻ được bố mẹ cho phép đi bộ từ trường về khá thuận lợi và an toàn. Có thể trẻ không phải vượt qua nhiều ngã ba, ngã tư, đường đi học và về nhà khá đông người qua lại, nhiều bạn cùng lớp, cùng trường có thể chung đường đi học với trẻ. Tuy nhiên, không ít trẻ phải đi bộ vượt qua những quãng đường nhiều xe cộ qua lại, vỉa hè dành cho người đi bộ bị chiếm để kinh doanh hàng quán... khiến trẻ có thể phải đi xuống lòng đường. Thêm nữa không ít trẻ hiếu động có thể vừa đi bộ đi học hay từ trường về nhà vừa đùa với chúng bạn mà quên cả vấn đề an toàn bên cạnh dòng xe cộ. 

Thu Ba

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.