Vậy ăn quá nhiều trái cây có thể gây ra bệnh đái tháo đường hay không, và một người nên ăn bao nhiều trái cây.
Ăn quá nhiều trái cây có thể gây đái tháo đường không?
Ăn quá nhiều đường có thể gây tăng cân, dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn, hoặc tiền tiểu đường. Đây là những yếu tố nguy cơ đối với bệnh tiểu đường týp 2.
Thông thường, ăn trái cây trong môt chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh sẽ không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nhưng ăn nhiều hơn khẩu phần khuyến nghị hàng ngày (RDA) có thể đồng nghĩa với việc một người nhận được quá nhiều đường trong chế độ ăn.
Một chế độ ăn nhiều đường, carbohydrat tinh chế và chất béo bão hòa có thể mang đến nhiều nguy cơ hơn là chế độ ăn chỉ chứa một lượng vừa phải các thực phẩm này.
Trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ, vì vậy nó là một phần chủ chốt của chế độ ăn uống lành mạnh. Chọn trái cây tươi hơn là trái cây sấy khô, và hạn chế lượng nước ép trái cây hoặc sinh tố, có thể giúp giảm lượng đường ăn vào.
Hướng dẫn về trái cây
Lượng trái cây mà một người nên ăn tùy thuộc vào tuổi tác, giới tính và mức độ tập thể dục. Đối với những người tập cường độ vừa dưới 30 phút mỗi ngày, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) khuyến nghị như sau:
Trái cây sấy khô chứa nhiều đường hơn trái cây tươi hoặc đông lạnh. Ví dụ, nửa cup trái cây khô tương đương 1 cup trái cây ở các dạng khác.
Những người tập thể dục hơn 30 phút mỗi ngày có thể ăn nhiều trái cây hơn những người không ăn.
Những người có nguy cơ có cần ăn ít trái cây hơn không?
Nếu một người ăn đúng khẩu phần trái cây khuyến nghị hàng ngày, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của họ sẽ không tăng lên.
Những người thừa cân có nguy cơ phát triển đái tháo đường týp 2 cao hơn những người không thừa cân. Một trong những nguyên nhân chính gây tăng cân là lượng calo ăn vào nhiều hơn lượng calo bị đốt cháy. Thức ăn và đồ uống có đường thường chứa nhiều calo.
Ăn đúng khẩu phần trái cây khuyến nghị hàng ngày sẽ không làm tăng nguy cơ bệnh đái tháo đường. Nước trái cây có hàm lượng đường đặc biệt cao nhưng uống không quá 1 cốc nước trái cây mỗi ngày có thể giúp giữ lượng đường trong giới hạn lành mạnh.
Nhiều loại thực phẩm chế biến hoặc nướng, như bánh quy hoặc nước sốt cà chua (ketchup), có chứa phụ gia đường. Bằng cách hạn chế các loại thực phẩm này, mọi người có thể giảm lượng calo và lượng đường.
Những người bị tiền tiểu đường có lượng đường trong máu cao hơn mức trung bình nhưng không đủ cao để chẩn đoán bệnh tiểu đường týp 2. Mặc dù tiền tiểu đường làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường, điều đó không có nghĩa là một người bị tiền tiểu đường chắc chắn sẽ phát triển thành tiểu đường.
Những người bị tiền tiểu đường có thể giảm lượng đường trong máu và giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường týp 2.
Giảm cân và tập thể dục hàng ngày có thể giúp giảm nguy cơ này. Một số loại thuốc cũng có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường của một người.
Người bị đái tháo đường có thể ăn trái cây không?
Hội Đái tháo đường Mỹ khuyên nên ăn trái cây trong một chế độ ăn uống lành mạnh.
Đối với những người bị đái tháo đường, một phần quan trọng trong việc quản lý bệnh là chế độ ăn, và thường cần phải lập kế hoạch cho bữa ăn. Họ có thể cần theo dõi lượng đường trong chế độ ăn, hoặc tránh ăn quá nhiều carbohydrat.
Trái cây có chứa carbohydrat và đường. Người mắc bệnh tiểu đường có thể muốn kiểm tra lượng những chất này khi lên kế hoạch cho bữa ăn.
Ngoài đường và carbohydrat, trái cây có nhiều chất xơ. Thực phẩm có chứa chất xơ mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa, vì vậy chúng làm tăng đường huyết chậm hơn so với những thực phẩm ít chất xơ hơn.
Thực phẩm có chứa carbohydrat làm tăng đường huyết. Một số loại thực phẩm làm tăng đường huyết nhiều hơn những loại khác.
Một số người sử dụng chỉ số đường huyết (GI) để lên kế hoạch ăn uống. GI là thước đo lượng thực phẩm cụ thể làm tăng đường huyết. Thực phẩm có GI thấp làm tăng đường huyết ít hơn những thực phẩm có GI cao.
Hầu hết các loại trái cây đều có GI thấp, nhưng một số, chẳng hạn như các loại dưa và dứa, có GI cao. Việc chế biến thực phẩm làm tăng GI của nó, vì vậy nước ép trái cây có GI cao hơn trái cây nguyên miếng. Trái cây chín có GI cao hơn trái cây chưa chín.
Kết hợp một loại trái cây có GI cao với những thực phẩm GI thấp có thể làm cho nó trở thành một lựa chọn lành mạnh. Một ví dụ về điều này có thể là, cắt lát một quả chuối chín và đăt lên trên một miếng bánh mì nướng từ ngũ cốc nguyên hạt để làm bữa ăn sáng.
Trái cây sấy khô, nước ép trái cây và một số loại trái cây nhiệt đới, chẳng hạn như xoài, có hàm lượng đường cao hơn. Một người có thể chọn ăn một phần nhỏ hoặc tránh ăn quá thường xuyên.
Một số loại trái cây đóng hộp được thêm đường hoặc ăn với xi-rô. Trái cây đóng hộp ngâm trong nước trái cây hoặc xi-rô ít đường sẽ chứa ít đường hơn so với xi-rô thông thường.
Ăn trái cây liên quan như thế nào với nguy cơ đái tháo đường?
Một nghiên cứu năm 2017 tại Trung Quốc đã tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa giữa ăn trái cây tươi và giảm nguy cơ phát triển đái tháo đường. Những người tham gia bị đái tháo đường cũng thấy giảm nguy cơ phát triển các vấn đề về tim mạch nếu họ ăn nhiều trái cây tươi hơn.
Tuy nhiên, nghiên cứu không tìm thấy một nguyên nhân cụ thể cho mối liên quan này. Có thể là những người thường xuyên ăn trái cây tươi thường chọn một chế độ ăn uống chung lành mạnh hơn so với những người không thường xuyên ăn trái cây tươi. Vì vậy, chỉ ăn trái cây tươi có lẽ không đủ để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Tóm lại
Nguyên nhân của đái tháo rất phức tạp, nhưng một người không thể bị bệnh này chỉ vì ăn quá nhiều trái cây. Thừa cân hoặc đường huyết cao là hai yếu tố nguy cơ phát triển đái tháo đường.
Ăn trái cây có chừng mực là một phần không thể thiếu của một chế độ ăn uống lành mạnh. Hạn chế lượng trái cây sấy khô và nước trái cây trong chế độ ăn uống có thể giúp giảm lượng đường tiêu thụ.