Ăn nhanh nguy hại như thế nào?

GD&TĐ - Theo một nghiên cứu mới của Nhật Bản, ăn nhanh làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường và bệnh tim. Những người ăn nhanh không cho cơ thể thời gian đủ để cảm nhận thực phẩm sẽ khiến cơ thể muốn ăn thêm. Ngược lại, ăn chậm sẽ tạo ra những lợi ích cho sức khỏe.  

Ăn nhanh không tốt cho sức khỏe
Ăn nhanh không tốt cho sức khỏe

Một nghiên cứu của trường đại học Hiroshima đối với hơn 1.000 người trung niên cho thấy, so với những người ăn chậm, những người ăn nhanh có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa, vốn gây ra một loạt các bệnh như béo phì, huyết áp cao, đường trong máu và cholesterol cao.

Trong nghiên cứu kéo dài 5 năm đối với 1.000 người trên, các nhà nghiên cứu thấy rằng 11,6% những người ăn nhanh mắc hội chứng chuyển hóa. So với những người ăn ở tốc độ trung bình là 6,5% và tỷ lệ này ở những người ăn chậm chỉ là 2,3%.

Bác sĩ tim mạch Takayuki Yamaji cho rằng: “Ăn chậm hơn sẽ là một cách quan trọng giúp ngăn chặn hội chứng chuyển hóa”.

Ăn chậm và ăn những miếng nhỏ sẽ giúp chúng ta cảm thấy bớt đói hơn sau một giờ so với việc ăn ngấu nghiến. Những người ăn chậm cũng uống nước nhiều hơn và việc này giúp họ thấy no hơn.

Theo Daily Mail

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ