An Giang yêu cầu trường phổ thông bố trí phòng tư vấn tâm lý riêng

GD&TĐ - Sở GD&ĐT An Giang hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông trong toàn tỉnh.

An Giang yêu cầu trường phổ thông bố trí phòng tư vấn tâm lý riêng

Trong đó yêu cầu nhà trường bố trí phòng tư vấn tâm lý riêng (đối với trường tiểu học có thể bố trí phòng hoặc góc tư vấn tùy theo quy mô và điều kiện nhà trường), đảm bảo tính riêng tư, kín đáo, dễ tiếp cận và phù hợp để tổ chức hoạt động tư vấn; trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu, học liệu cần thiết để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ tư vấn.

Giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý được hưởng định mức giảm tiết dạy

Nhà trường thành lập tổ tư vấn, hỗ trợ học sinh và bố trí cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm để thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh.

Thành phần tổ tư vấn, hỗ trợ học sinh gồm: đại diện lãnh đạo nhà trường làm tổ trưởng; thành viên là cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý, cán bộ y tế trường học, cán bộ, giáo viên phụ trách công tác đoàn, đội, đại diện cha mẹ học sinh và một số học sinh là cán bộ lớp, cán bộ đoàn, đội. Tổ trưởng xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ và lịch trực cụ thể cho các thành viên trong tổ tư vấn.

Cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn cho học sinh phải là người có kinh nghiệm và được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ tư vấn tâm lý, có chứng chỉ hoặc chứng nhận nghiệp vụ tư vấn tâm lý học đường hoặc tư vấn học đường.

Giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý được hưởng định mức giảm tiết dạy theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Xây dựng các chuyên đề về tư vấn tâm lý

Sở GD&ĐT yêu cầu các đơn vị xây dựng những chuyên đề về tư vấn tâm lý cho học sinh và bố trí thành các bài giảng riêng hoặc lồng ghép trong các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ. Tổ chức dạy tích hợp các nội dung tư vấn tâm lý cho học sinh trong các môn học chính khóa và hoạt động trải nghiệm, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Đồng thời, tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, diễn đàn về các chủ đề liên quan đến nội dung cần tư vấn cho học sinh. Giới thiệu sách có nội dung giáo dục về kỹ năng sống, về bồi dưỡng tâm hồn, về các câu chuyện ứng xử trong thực tế cho học sinh tự bồi dưỡng kỹ năng, nuôi dưỡng tâm hồn.

Thiết lập kênh thông tin (đường dây nóng), cung cấp tài liệu, thường xuyên trao đổi với cha mẹ học sinh về diễn biến tâm lý và các vấn đề cần tư vấn, hỗ trợ cho học sinh.

Tư vấn, tham vấn riêng, tư vấn nhóm, trực tiếp tại phòng (góc) tư vấn; tư vấn trực tuyến qua mạng nội bộ, trang thông tin điện tử của nhà trường, email, mạng xã hội, điện thoại và các phương tiện thông tin truyền thông hợp pháp khác. Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân liên quan tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.