Ấn Độ và Pakistan lại đấu hỏa lực dữ dội ở vùng biên giới

GD&TĐ - Hỏa lực dữ dội và pháo kích đã nổ ra giữa các lực lượng Ấn Độ và Pakistan dọc theo Đường kiểm soát (LoC) ở Kashmir – khu vực tranh chấp do Ấn Độ quản lý. Quân đội Ấn Độ cho rằng Pakistan đã vi phạm thỏa thuận lệnh ngừng bắn vào sáng nay (12/7).

Xác một trực thăng Ấn Độ rơi ở vùng Kashmir hồi tháng 2
Xác một trực thăng Ấn Độ rơi ở vùng Kashmir hồi tháng 2

“Quân đội Ấn Độ đang trả đũa mạnh mẽ ở khu vực Mankote của Mendhar” – một quan chức quân sự cho biết thêm.

Vụ đấu pháo đã diễn ra từ sáng nay trên biên giới Ấn Độ - Pakistan. Tuy nhiên, chưa có thông tin về thương vong từ hai bên.

Đây là lần đấu hỏa lực lần thứ 5 giữa 2 bên từ 6/7. Lần vi phạm lệnh ngừng bắn mới này bắt đầu sau hơn một tháng diễn ra bạo lực. 2 binh sĩ đã bị thương nặng trong cuộc giao tranh ngày 6/7, trong khi đó ngày 8/7, một thường dân đã bị thương trong khu vực Nowshera của thung lũng Kashmir.

Ấn Độ buộc tội Pakistan vi phạm thỏa thuận ngừng bắn 1.248 lần chỉ riêng trong năm 2019.

Năm 2003, 2 quốc gia láng giềng đã ký một thỏa thuận ngừng bắn tại LoC – đây được xem là biện pháp xây dựng lòng tin lớn nhất giữa 2 bên.

Mối quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan vốn đã căng thẳng từ lâu vì những yêu sách cạnh tranh về các vùng của khu vực Kashmir kể từ khi Ấn Độ giành được độc lập từ Đế quốc Anh năm 1947.

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đoàn Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn tổ chức đoàn viên thăm hỏi, trò chuyện với cựu chiến binh Nguyễn Hữu Giằng (trú ở phường Đông Lương, TP Đông Hà).

Yêu nước bằng hành động

GD&TĐ - Ngọn lửa yêu nước được truyền qua nhiều thế hệ học sinh, bằng những bài học sống động ngoài trang sách, từ chính mảnh đất địa chỉ đỏ.

Các tên lửa R-73, R-27T và R-77 của Houthi.

Tên lửa Houthi khiến Mỹ kinh ngạc

GD&TĐ - Theo War Zone, sự tinh vi và sức mạnh của nhiều loại tên lửa của Houthi đang khiến các tướng lĩnh và chuyên gia Mỹ phải kinh ngạc.

Sinh viên hào hứng, khai thác thông tin với ứng dụng sản phẩm HUNRE AI.

AI trở thành trợ thủ đắc lực

GD&TĐ - Trong thời đại chuyển đổi số, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào lĩnh vực giáo dục không còn là điều xa lạ.