Ấn Độ trước làn sóng ca mắc Omicron, nhiều bệnh viện Mỹ chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất

GD&TĐ - Theo Wordometer, thế giới có 278.470.561 ca mắc Covid-19, gồm 947.410 ca mới. Tổng số ca tử vong là 5.400.146 ca, gồm 6.429 ca mới.

Các nước lo ngại Omicron sẽ áp đảo các ca mắc Covid-19.
Các nước lo ngại Omicron sẽ áp đảo các ca mắc Covid-19.

Hôm qua (23/12), Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi yêu cầu thủ hiến các bang tăng cường cung cấp oxy y tế và tăng cường cơ sở hạ tầng y tế để ngăn chặn sự gia tăng có thể xảy ra của các ca mắc Omicron trước mùa lễ hội.

Bộ Y tế liên bang Ấn Độ cho biết đã ghi nhận 236 ca mắc Omicron tại 16 bang trong 24 giờ qua, tăng hơn gấp 2 so với tuần trước.

Trước cuộc họp hôm qua của Thủ tướng Modi, chính phủ liên bang kêu gọi các bang áp đặt các biện pháp hạn chế kéo dài gần 2 tuần nếu có nguy cơ dịch bùng phát.

Trong khi hơn một nửa dân số trưởng thành của Ấn Độ được tiêm chủng đầy đủ, hàng trăm triệu người vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Các bác sĩ cảnh báo rằng nếu một đợt lây nhiễm thứ 3 do Omicron gây ra, các cơ sở y tế nhanh chóng bị quá tải.

Chính phủ ông Modi đã hứng chịu những lời chỉ trích gay gắt trong suốt mùa hè khi hệ thống y tế của Ấn Độ bị quá tải do làn sóng thứ 2 đã làm hàng chục ngàn người thiệt mạng.

Tuần này, nhà chức trách ở New Delhi đã thông báo cấm một phần các hoạt động tổ chức lễ Giáng sinh và đêm giao thừa ở nơi công cộng nhằm ngăn chặn tình trạng người tụ tập đông đúc. Ở Delhi, khoảng hơn 300 sĩ quan đã được triển khai để đảm bảo các biện pháp chống dịch được tuân thủ.

Tại Mỹ, sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron đang khiến các bệnh viện ở miền Trung Tây phải “chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất” trong khi các đơn vị chăm sóc đặc biệt và nhân viên y tế vốn đã rất căng thẳng trước làn sóng dịch do biến thể Delta gây ra.

Các bang Indiana, Ohio và Michigan đã bị virus làm ảnh hưởng nặng nề hơn trong những tuần gần đây so với các bang khác. khoảng 1/4 số giường bệnh của họ đã có bệnh nhân Covid-19 và 1/3 số giường bệnh tại khu vực chăm sóc đặc biệt cũng đang điều trị người mắc Covid-19.

Dữ liệu của CDC cho thấy Omicron đã áp đảo Delta trong số ca mắc khi chiếm 73% số ca nhiễm tại Mỹ. Omicron có thể ít độc hơn và ít có khả năng khiến người mắc phải nhập viện nhưng mối lo ngại vân là sự lây lan nhanh chóng của nó có thể làm cho rất nhiều bệnh nhân cần được chăm sóc.

Các chuyên gia cảnh báo Omicron có thể gây ra 140 triệu ca Covid-19 trong vòng 2 tháng ở Mỹ, tuy rằng đa số sẽ không có triệu chứng.

Tại Pháp, Hội đồng Khoa học dự đoán sẽ có hàng trăm ngàn ca mắc Covid-19 mới hàng ngày vào tháng 1 tới do biến thể Omicron gây ra. Nhà dịch tễ học Arnaud Fontanet của Hội đồng này cho rằng biến thể đã thiết lập được chỗ đứng tại Pháp và sẽ trở thành biến thể chủ yếu vào cuối năm 2021. Chủ tịch Hội đồng trên, ông Jean-Francois Delfraissy cho rằng sự xuất hiện của Omicron thậm chí có thể khiến cho “xã hội đảo lộn”.

Các chuyên gia y tế cảnh báo Omicron đã xâm nhập vào nhiều vùng của đất nước, đặc biệt ở một số nhóm tuổi nhất định. Ông Fontanet cho rằng biến thể này sẽ lây lan trong giới trẻ trước khi lan sang thế hệ cao tuổi hơn.

Theo CNA/Worldometer

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.