Theo thông tin trên, tên lửa được phóng trên Đảo Abdul Kalam gần bờ biển Odisha (Vịnh Bengal) như là một phần của việc huấn luyện định kỳ được thực hiện bởi bộ chỉ huy các lực lượng chiến lược.
Theo nguồn tin, quỹ đạo của tên lửa trong quá trình thử nghiệm được theo dõi bởi các radar, các trạm đo xa và các dụng cụ quang điện của các con tàu từ khi phóng cho đến khi trúng mục tiêu.
Trọng lượng của tên lửa đạn đạo Agni-I là 12 tấn, tên lửa có chiều dài 15 m, cự ly bay lên tới 900 km; Nó có thể được trang bị đầu đạn thông thường nặng khoảng một tấn hoặc một đầu đạn hạt nhân. Tên lửa được trang bị một hệ thống định vị chuyên dụng cho phép xác định các đối tượng với độ chính xác cao.
Lần thử nghiệm này, Agni-I được các lực lượng chiến lược đánh giá là thành công. Thử nghiệm trước đó đã được tiến hành vào tháng Hai năm nay.
Tên lửa được nghiên cứu, chế tạo bởi Tổ chức Nghiên cứu và phát triển Quốc phòng Ấn Độ. Thử nghiệm đầu tiên của Agni-I diễn ra vào tháng 1 năm 2002. Tính đến nay, quân đội Ấn Độ có khoảng 75 bệ phóng của tổ hợp tên lửa Agni-I.
Vào tháng 01 năm 2018 Ấn độ đã gây được tiếng vang với thử nghiệm thành công của tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-V, cự ly được tiết lộ là hơn 5 nghìn km. Loại tên lửa này có chiều dài 17 m, trọng lượng khoảng 50 tấn.