Ấn Độ: Chuyện “lạ” trong mùa thi

GD&TĐ - Mùa thi cao đẳng, đại học tại Ấn Độ năm nay có nhiều điều khác lạ. Khác lạ từ cách thức chống gian lận thi cử “chưa từng có” cho tới sự lệch khối đào tạo khác thường…

Ấn Độ: Chuyện “lạ” trong mùa thi

Chống gian lận thi bằng cách…cắt ống tay áo

Một trường cao đẳng vừa bị cấm tổ chức thi tuyển sinh sau khi nhân viên coi thi sử dụng kéo và lưỡi dao cạo để cắt ống tay áo trước khi vào phòng thi nhằm ngăn thí sinh giấu tài liệu.

Trong đoạn băng phát trên truyền hình Ấn Độ, nhiều nữ thí sinh vào phòng thi với những ống tay áo bị cắt cụt, trong khi rất đông cảnh sát canh gác bên ngoài điểm thi tại quận Muzaffarpur, bang Bihar.

Việc làm này dẫn tới làn sóng phản đối bên ngoài nhiều hội đồng thi khác và bùng phát chỉ trích trên mạng xã hội.

Theo phát ngôn viên Phòng GD Muzaffarpur thì việc cắt ống tay áo là để bảo đảm công bằng cho thí sinh nhưng thừa nhận đã có một cuộc điều tra xác định ai chịu trách nhiệm. “Trường này đã bị cấm tổ chức thi” – ông này cho biết trước áp lực dư luận.

Thông tin về quy mô và mức độ tinh vi trong gian lận thi cử thường xuyên lên báo tại bang phía Đông này. Gần 1.000 thí sinh bị chính quyền bang Bihar loại thi gần đây do gian lận. Để ngăn ngừa gian lận, có trường cấm thí sinh mang giày vào phòng thi để khó giấu tài liệu hơn.

Năm 2016, bang Bihar đã ban hành các biện pháp như án phạt tiền và tù giam để ngăn ngừa gian lận thi cử. Trong năm này, một học sinh giỏi 17 tuổi bị bắt vì thi hộ.

Năm 2013, hơn 1.600 thí sinh bị loại vì gian lận thi cử. Và 100 phụ huynh bị bắt vì “hỗ trợ” con gian lận thi. Sau khi nhà chức trách tiến hành “tổng tấn công” gian lận thi cử năm 2016, tỉ lệ thi đỗ của bang Bihar đã giảm từ hơn 70% năm 2014 xuống chưa đầy 50% năm 2015.

Thành tích thi cử là yếu tố quyết định tới sự nghiệp thành công tại Ấn Độ. Trong khi số lượng tuyển sinh đã tăng lên và kĩ năng đọc được cải thiện, chất lượng giảng dạy tại hầu hết các trường vẫn yếu kém.

Người người mở trường Dược

Thống kê chính thức cho thấy 75% trong 522 cơ sở đào tạo được cấp phép trong tuyển sinh năm học 2018 – 2019 là các cơ sở đào tạo Dược.

Từ năm học 2018 - 2019, 392 trường cao đẳng Dược mới tinh sẽ mở cửa tuyển sinh.

Do trào lưu học kĩ thuật hạ nhiệt, cộng với quy định kiểm soát chất lượng đào tạo kĩ thuật được thắt chặt khiến cho số lượng tuyển kĩ thuật năm nay ít hơn 167.000. “Trong nhiều trường hợp, các trường kĩ thuật đã chuyển đổi sang đào tạo Dược” – một quan chức Bộ Giáo dục cho biết.

Việc cấp phép ồ ạt cho các trường cao đẳng Dược mới diễn ra sau khi Hội đồng GD áp dụng chương trình tiêu chuẩn cho các khoá đào tạo Dược B và M. Chương trình mới - được xây dựng bởi một ủy ban với thành viên là các nhà học thuật cũng như đại diện trong lĩnh vực dược – có hiệu lực từ năm học tới.

Năm nay có 130 trường cao đẳng kĩ thuật, 82 trường quản lí và 21 trường dược bị đóng cửa do vấn đề chất lượng. Theo Hội đồng GD Ấn Độ.

Trong khi ngành Dược có đà lớn để phát triển nhờ vào khung chương trình tiêu chuẩn thì ngành đào tạo kĩ thuật, đặc biệt là lập trình tại Ấn Độ lại sa sút chủ yếu do chất lượng đào tạo.

Theo báo cáo của chính phủ Ấn Độ, vào tháng 3/2017, 3/5 sinh viên kĩ thuật khi ra trường thiếu kiến thức làm việc thực tế. Trong khoảng 3.300 trường kỹ thuật thì có tới một nửa không đủ tiêu chuẩn. Ước tính chỉ 3/10 giảng viên đủ khả năng giảng dạy trong ngành kỹ thuật máy tính.

Ấn Độ vốn nổi danh thế giới trong lĩnh vực đào tạo kĩ thuật máy tính và quản lí tài chính. Tuy nhiên, năm nay 2 lĩnh vực này đã “thất thế” lùi xuống nhường ngôi cho lĩnh vực đào tạo Dược.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.