Ấn Độ bắt đầu nghiên cứu chế tạo vũ khí siêu âm

GD&TĐ - Ấn Độ đã bắt đầu nghiên cứu chế tạo tên lửa quân sự siêu thanh có thể di chuyển với tốc độ tối đa Mach 5. Trách nhiệm trong lĩnh vực nghiên cứu này thuộc về Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) của chính phủ nước này. Điều này được tờ báo Hindustan Times công bố hôm thứ Hai.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu chế tạo cần có một đường hầm gió đặc biệt, sẽ được sử dụng để thử nghiệm và kiểm tra độ chính xác các công nghệ. Theo những người đối thoại ẩn danh cao cấp từ chính phủ, nó sẽ được đưa vào hoạt động trong tương lai gần.

“Hệ thống chiến đấu siêu âm là một trong những công nghệ cơ bản mà chúng tôi đang nghiên cứu nghiêm túc”, một trong những nguồn tin cho biết và gọi nó là “vũ khí thế hệ tiếp theo”

Như bài viết chỉ ra, cuộc đua công nghệ vũ khí siêu âm đang đạt được đà. Những nước tham gia chính như Trung Quốc, Nga và Hoa Kỳ đang cố gắng tăng cường răn đe hạt nhân và tăng cường tiềm năng chiến đấu của quân đội trong các hoạt động quân sự. Đồng thời, tờ Hindustan Times đưa tin rằng Bắc Kinh cũng như Moscow đã chứng minh sự hiện diện của loại vũ khí này và gợi ý có khả năng Washington cũng đang sở hữu nó.

“Đã đến lúc Ấn Độ bắt đầu chú ý đến các công nghệ này”, Trung tướng Vinod Bhatia, người trước đây giám sát các hoạt động quân sự lưu ý.

Cần lưu ý rằng tốc độ Mach 5 là mức tối thiểu để vũ khí được gọi là siêu âm. Các chuyên gia tin rằng các chuyên gia Ấn Độ sẽ cố gắng sử dụng công nghệ tên lửa BraMos để tham gia vào việc sản xuất một hệ thống tên lửa siêu thanh. Tuy nhiên, không ai trong số các chuyên gia sẵn sàng đưa ra thời gian, thậm chí chỉ là gần đúng để Ấn Độ có thể bước vào "câu lạc bộ siêu âm". 

Theo Topwar.ru

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.