Án chung thân cho kẻ đánh đập dã man khiến con riêng của người tình tử vong

GD&TĐ - Mới đây, TAND tỉnh Cao Bằng đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Nông Xuân Luân (SN 1989, trú tại xóm 4, xã Vĩnh Quang, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng) về tội Giết người.

Nông Xuân Luân là thủ phạm trong vụ án mạng xảy ra tại tổ 3 (phường Đề Thám, thành phố Cao Bằng) gây xôn xao dư luận cuối năm 2020. Nạn nhân là cháu D. (SN 2006, cùng trú tại địa chỉ trên).

Theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Cao Bằng, năm 2013 Nông Xuân Luân và mẹ của cháu D. có tình cảm và chung sống với nhau như vợ chồng. Trong quá trình sinh sống, Luân thường xuyên có mâu thuẫn và đánh cháu D.

Khoảng 16h ngày 30/12/2020, sau khi ngủ dậy, Luân nhìn thấy cháu D. có biểu hiện của người sử dụng ma túy nên đối tượng đã bực tức, dùng tay, chân, ghế nhựa đánh, đá nhiều lần vào mặt, đầu và bụng của cháu D.

Tiếp đó, Luân lôi cháu D. vào nhà vệ sinh và lấy vòi nước xịt vào người khiến cháu D. ướt sũng. Do sợ bị Luân đánh tiếp nên cháu D. đã chốt cửa nhà vệ sinh lại. Mặc dù đã được mẹ cháu D. và một số người khác can ngăn, nhưng Luân vẫn tiếp tục tìm cách hành hung cháu bé.

Bị cáo Nông Xuân Luân tại phiên toà xét xử.
Bị cáo Nông Xuân Luân tại phiên toà xét xử.

Đối tượng sau đó đã dùng gạch và tuốc nơ vít để cạy cửa sau đó yêu cầu cháu D. tự đập đầu vào vào tường 10 cái rồi mới tha cho. Đến khoảng 20h cùng ngày, cháu D. có dấu hiệu bất tỉnh và được đưa đi bệnh viện cấp cứu nhưng không qua khỏi.

Tại bản giám định pháp y tử thi của Trung tâm pháp y Sở Y tế kết luận nguyên nhân dẫn đến tử vong của cháu D. là do “mất máu cấp, hậu quả chấn thương vỡ gan phải".

Căn cứ vào những tình tiết của vụ án, Hội đồng xét xử TAND tỉnh Cao Bằng tuyên phạt đối tượng Nông Xuân Luân mức án tù chung thân về tội Giết người theo điểm b, n khoản 1, Điều 123 của Bộ luật Hình sự và bồi thường cho gia đình bị hại trên 182 triệu đồng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một hoạt động giáo dục, hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển hòa nhập Hoa Xuyến Chi. Ảnh: Sỹ Điền

Kiến tạo tương lai cho trẻ tự kỷ

GD&TĐ - Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh chính sách hỗ trợ của Nhà nước, cần có giải pháp về giáo dục hòa nhập, hướng nghiệp cho những trẻ yếu thế...

Dạy trẻ biết tự đưa ra quyết định cho bản thân để trẻ lớn lên có chính kiến. Ảnh minh họa: INT.

Trao quyền cho con

GD&TĐ - Nếu quyết định của con không có kết quả tốt, trẻ nên biết rằng tự bản thân sẽ phải chịu trách nhiệm về kết quả của mỗi lựa chọn.