Các nhóm ăn chay khác cũng có nhiều chất chống oxy hóa hơn so với những người thường xuyên ăn thịt, tuy nhiên khác biệt khá nhỏ.
Giảm nhiều bệnh nguy hiểm
Theo Boldsky, thực phẩm nguồn gốc từ thực vật có ít chất béo no, chứa nhiều chất xơ giúp giảm thiểu các vấn đề về sức khỏe như béo phì, bệnh tim, tiểu đường và ung thư.
Không ăn thịt sẽ giúp tăng số lượng lợi khuẩn trong đường ruột. Các nghiên cứu cho thấy, những người ăn chay có đường ruột tốt hơn. Tuy nhiên, khi bạn mới bắt đầu bỏ thịt khỏi khẩu phần ăn đường ruột của bạn sẽ cần thời gian để thích nghi. Thời gian đầu, bạn có thể bị đầy hơi.
Ăn chay không chỉ là xu hướng trên thế giới mà thực sự có ích đối với sức khỏe. Trên Journal of Nutrition số ra tháng 4/2019, các nhà khoa học từ Đại học Loma Lina (Mỹ) kết luận ăn thuần chay là chế độ dinh dưỡng tối ưu cho con người.
Để đưa ra kết luận trên, nhóm tác giả đã phân tích số liệu từ năm nhóm người với 5 chế độ ăn khác nhau: Ăn thuần chay; ăn trứng, sữa nhưng không ăn thịt cá; ăn cá nhưng không ăn thịt; nửa chay (ăn thịt ít hơn một lần mỗi tuần) và không ăn chay (ăn thịt nhiều hơn một lần mỗi tuần).
Sau khi công bố, công trình của Đại học Loma Lina vấp phải một số ý kiến trái chiều. Chuyên gia dinh dưỡng Ginger Hultin, phát ngôn viên của Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ khẳng định ăn chay có lợi cho sức khỏe và hỗ trợ ngăn chặn, điều trị vài loại bệnh.
Thế nhưng, mỗi người cần chọn chế độ ăn chay hợp lý, không chạy theo bắt chước những cá nhân khác.
Giảm cân
Giảm cân là một trong những thay đổi đáng chú ý nhất nếu bạn ăn chay hoàn toàn trong một tuần. Thực vật thường chứa ít calo và chất béo hơn các sản phẩm từ động vật. Người thuần chay thường thấy mình ăn nhiều hơn nhưng sẽ giảm cân vì tiêu thụ ít calo.
Năng lượng gia tăng
Chế độ ăn thực vật thường không có thực phẩm chế biến. Điều này giúp cơ thể thoát nguy cơ bị đường máu.
Giảm cơn thèm đồ ăn nhanh
Tiêu thụ nhiều các đồ ăn nhanh hay thực phẩm chế biến sẽ khiến bạn bị nghiện và thường xuyên thèm ăn chúng. Nếu bạn kiên trì ăn rau trong một tuần, cơn thèm ăn đó sẽ bị hạn chế, thậm chí chấm dứt hẳn.
Tiêu hóa tốt hơn
Thực phẩm từ thực vật chứa một lượng lớn chất xơ giúp cơ thể loại bỏ chất thải và làm sạch hệ tiêu hóa. Tiêu thụ rau xanh tươi giàu chất xơ, trái cây giàu chất dinh dưỡng giúp hỗ trợ tiêu hóa.
Loại trừ chất độc
Ăn chay có thể gây ra các phản ứng phụ tạm thời cũng như nhức đầu và buồn nôn, vì cơ thể bắt đầu thanh lọc các chất độc. Tiêu thụ một lượng lớn trái cây tươi sẽ giúp tẩy sạch cơ thể.
Ngủ tốt hơn
Các loại thực phẩm giàu năng lượng từ động vật có thể khiến bạn trằn trọc suốt đêm. Thực phẩm chay như chuối, khoai lang, bí, quả hạnh, rau cải có chứa vitamin B6 và tryptophan giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Giảm nguy cơ ung thư đại tràng
Chế độ ăn uống bao gồm ngũ cốc nguyên hạt cùng với trái cây tươi và rau xanh giúp giảm nguy cơ ung thư ruột già. Đây là một trong những lợi ích sức khỏe hàng đầu của việc ăn chay.
Những người ăn chay cho biết, làn da của họ được cải thiện hơn so với thời gian ăn thịt. Các vấn đề về mụn, trứng cá, mụn đầu đen... đều biến mất.
Theo các nhà khoa học, việc thay thịt, cá bằng rau củ, trái cây là một phương pháp thải độc hiệu quả và giúp làn da khỏe mạnh hơn. Những người ngừng ăn thịt đều nhận thấy một điều rằng, cơ thể họ sảng khoái và bớt mệt mỏi hơn vào ban ngày. Điều này có thể giải thích là khi trọng lượng giảm cộng với việc độc tố được thải ra ngoài, cơ thể chúng ta sẽ nhẹ nhõm hơn.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, trong cơ thể mỗi người đều có những gen xấu và gen tốt. Nếu lối sống của bạn không lành mạnh, các gen xấu sẽ phát triển và hoạt động mạnh hơn.
Việc thay đổi chế độ ăn từ thịt sang rau sẽ giúp kích thích các gen tốt của bạn. Kẽm là một yếu tố kích thích vị giác của bạn. Thịt đỏ, hàu chứa rất nhiều kẽm, do vậy khi chuyển sang chế độ ăn chay bạn sẽ phải tìm nguồn cung thay thế từ các loại đậu, ngũ cốc... Trong trường hợp thiếu hụt kẽm, vị giác của bạn sẽ kém đi.
Ăn chay đúng cách như thế nào
Chế độ ăn không có thịt có thể giúp bạn giảm cân. |
Một số nhà khoa học cho rằng chưa thể chắc chắn ăn thuần chay đảm bảo sức khỏe tốt. Ăn thuần chay mà thiếu hụt thực phẩm giàu chất dinh dưỡng vẫn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe.
Trước đây đã có nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn thuần chay dẫn đến thiếu một số chất dinh dưỡng nhất định như vitamin B12, vitamin D, canxi, kẽm, choline và sắt.
Theo các nhà khoa học, chế độ ăn hàng ngày cần phải đảm bảo 4 nhóm dinh dưỡng. Thứ nhất là bột đường có trong gạo, khoai, bắp, lúa mì và các loại ngũ cốc. Thứ hai là chất đạm, có nhiều trong các loại đậu. Thứ ba là chất béo có từ các loại hạt có dầu như đậu nành, mè, đậu phộng, hạt hướng dương, hạt gấc... Nhóm còn lại là vitamin và khoáng chất có trong các loại rau, củ quả và trái cây.
Nguồn đạm thực vật khi chế biến món chay có thể bị thiếu một số axit amin quan trọng cho cơ thể như lysine (gạo, bắp, lúa mì), threonine (gạo), tryptophan (bắp) và methionine (các loại đậu).
Ăn chay không đơn thuần chỉ sử dụng rau củ mà đòi hỏi phải tỉ mẩn trong lựa chọn và chế biến món ăn. Vì lý do này, bữa cơm chay thường được chuẩn bị kỳ công, kết hợp nhiều thực phẩm khác nhau để đảm bảo dinh dưỡng.
Trong thực đơn chay có thể dùng gạo lức thay thế gạo trắng. Gạo lức rất nhiều vitamin nhóm B (B1, B3, B6), vitamin E, magie, mangan, sắt và chất xơ.
Trong đó, vitamin B1 và chất xơ có hàm lượng cao hơn nhiều so gạo trắng thông thường nhờ được giữ lại lớp vỏ lụa của hạt gạo. Đậu nành được sử dụng nhiều trong chế độ ăn chay. Chúng chứa chất béo bão hòa và chất đạm.
Người ăn chay hoàn toàn có thể đảm bảo dinh dưỡng nếu biết cách ăn cân đối. Vì vậy, nên nạp đủ chất đạm thông qua các nhóm đậu như đậu Hà Lan, đậu đũa, các chế phẩm làm từ đậu nành như tàu hũ, tương hột.
Bổ sung canxi từ rau có màu xanh đậm như cải thìa, bông cải xanh, tảo và rong biển. Sắt và kẽm có rất nhiều trong rau xanh như cải thìa, bắp cải, cải bó xôi, súp lơ xanh và hạt sấy khô như: Hạt điều, hạnh nhân, ngũ cốc nguyên hạt.
Thực đơn gợi ý cho người ăn chay:
Sáng: Mì bò viên chay, bún xào, bánh mì bơ đậu phộng, bánh bao, bún riêu chay.
Giữa buổi: Sữa chua, dâu tây trộn sữa, trái cây.
Trưa: Cơm, đậu hủ xốt cà chua, canh cải xanh và trái cây tráng miệng.
Chiều: Khoai lang hoặc một ly sữa đậu nành.
Tối: Cơm, khổ qua hầm, canh cải thảo, hoặc mì, canh bí xanh, nấm kho...