Âm mưu đảo chính ở Congo: 3 người Mỹ cùng 34 người khác bị kết án tử hình

GD&TĐ -Một tòa án quân sự ở Congo ngày 13/9 đã tuyên án tử hình 37 người, trong đó có 3 người Mỹ, sau khi kết án họ tội tham gia vào một âm mưu đảo chính.

Lần lượt từ trái qua: Benjamin Reuben Zalman-Polun, Marcel Malanga và Tyler Thompson, tất cả đều là công dân Mỹ, tham dự phiên tòa xét xử tại Congo, Kinshasa, ngày 13/9/2024, với cáo buộc tham gia vào âm mưu đảo chính hồi tháng 5/2024.
Lần lượt từ trái qua: Benjamin Reuben Zalman-Polun, Marcel Malanga và Tyler Thompson, tất cả đều là công dân Mỹ, tham dự phiên tòa xét xử tại Congo, Kinshasa, ngày 13/9/2024, với cáo buộc tham gia vào âm mưu đảo chính hồi tháng 5/2024.

Sáu người đã thiệt mạng trong nỗ lực đảo chính bất thành ở CHDC Congo do nhân vật đối lập ít được biết đến Christian Malanga lãnh đạo vào tháng 5/2024 nhằm vào dinh tổng thống và một đồng minh thân cận của Tổng thống Congo Felix Tshisekedi.

Quân đội Congo cho biết, Malanga đã bị bắn chết vì chống cự khi bị bắt ngay sau khi phát trực tiếp cuộc tấn công trên phương tiện truyền thông xã hội của mình.

Con trai 21 tuổi của Malanga là Marcel Malanga, một công dân Mỹ, và hai người Mỹ khác đã bị kết án trong vụ tấn công.

Bà Brittney Sawyer, mẹ của Marcel nói rằng, con trai bà vô tội, và chỉ đơn giản là làm theo cha mình, người tự coi mình là tổng thống của một chính phủ ngầm lưu vong.

Những người Mỹ khác là Tyler Thompson Jr. , người đã bay từ Utah đến Châu Phi cùng Malanga vì gia đình anh ta tin rằng, đó là một kỳ nghỉ, và Benjamin Reuben Zalman-Polun, 36 tuổi, người được cho là đã quen Christian Malanga thông qua một công ty khai thác vàng, theo một tạp chí chính thức do chính phủ Mozambique công bố, và báo cáo của bản tin Africa Intelligence, công ty này được thành lập tại Mozambique vào năm 2022.

Gia đình Thompson khẳng định không biết về ý định của Malanga, không có kế hoạch hoạt động chính trị và thậm chí không có kế hoạch vào Congo.

"Tyler Thompson Jr. và gia đình Malanga chỉ định đi Nam Phi và Eswatini", mẹ kế của Thompson cho biết.

Việc đọc bản án và tuyên án trước tòa án quân sự ngoài trời được truyền hình trực tiếp trên truyền hình.

Các bị cáo, bao gồm một người Anh, Bỉ, Canada và một số người Congo, có thể kháng cáo bản án về các tội danh bao gồm khủng bố, giết người và liên kết tội phạm.

14 người đã được tuyên trắng án trong phiên tòa mở vào tháng 6/2024.

Tháng trước, công tố viên quân sự, Trung tá Innocent Radjabu đã kêu gọi các thẩm phán tuyên án tử hình tất cả các bị cáo, ngoại trừ một người mắc "vấn đề về tâm lý".

Đầu năm nay, Congo đã khôi phục án tử hình, dỡ bỏ lệnh hoãn kéo dài hơn hai thập kỷ, trong bối cảnh chính quyền đang nỗ lực kiềm chế bạo lực và các cuộc tấn công của phiến quân trong nước.

Sáng sớm ngày 19/5/2024, vài chục người mặc quân phục mang vũ khí tấn công dinh thự của bộ trưởng kinh tế và phủ tổng thống, nhiều tiếng súng vang khắp thủ đô Kinshasa.

Chuẩn tướng Sylvain Ekenge, người phát ngôn của CHDC Congo, cho biết, nỗ lực này đã bị lực lượng quốc phòng và an ninh "ngăn chặn từ trong trứng nước".

Khi phát biểu trên truyền hình vào ngày hôm sau (20/5), ông khẳng định tình hình "đã được kiểm soát".

Christian Malanga là một chính trị gia lưu vong, trước đây sống ở Mỹ, nơi ông thành lập chính phủ Zaire lưu vong. Ông mới 41 tuổi khi bị giết trong cuộc đảo chính bất thành.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.