Ấm áp mùa Noel đầu tiên của những học sinh vùng cao

GD&TĐ - Hãy cảm nhận lời tâm sự của thầy giáo Vũ Tiến Lâm – Hiệu trưởng Trường THCS số 2 Trà Phong (huyện miền núi Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi).

Ấm áp mùa Noel đầu tiên của những học sinh vùng cao
Ấm áp mùa Noel đầu tiên của những học sinh vùng cao ảnh 1Ấm áp mùa Noel đầu tiên của những học sinh vùng cao ảnh 2Ấm áp mùa Noel đầu tiên của những học sinh vùng cao ảnh 3Ấm áp mùa Noel đầu tiên của những học sinh vùng cao ảnh 4
"Một Giáng sinh nữa lại về, nhưng đây là lần đầu tiên các em học sinh nơi đây nhìn thấy ông già Noel. Học sinh nào cũng tỏ ra vui mừng, thích thú... Còn gì hạnh phúc hơn khi được nhận quà từ tay của ông già Noel!
Chúng tôi - những cán bộ, giáo viên vùng cao huyện miền núi Tây Trà xin gửi lời cảm ơn chân thành những tấm lòng hảo tâm, những anh chị em trong đoàn thiện nguyện đã mang mùa Giáng sinh ý nghĩa đầu tiên đến với con em, học sinh đồng bào dân tộc vùng núi Tây Trà.

Nhờ có chương trình mà Noel năm nay các em học sinh nhận được những món quà thật sự có ý nghĩa, không chỉ có giá trị về vật chất, mà đó còn là sự chia sẻ, động viên, tiếp thêm niềm tin, động lực cho các em vững bước đến trường”…

Mang Noel đến vùng núi cao

Tiếp nối những chuyến thiện nguyện đến với vùng cao, vùng biên giới trong hơn 3 năm qua, đích đến của chương trình thiện nguyện lần này của Đoàn thiện nguyện Đà Nẵng là các địa bàn vùng sâu, vùng xa huyện miền núi Tây Trà ngay trong dịp Giáng sinh.

Những chiếc áo ấm, cặp sách, áo mưa, quần áo Tết, đến những suất bánh kẹo, sữa uống…được các thiện nguyện viên trao tận tay cho các em học sinh trong niềm vui, xúc động. Những món quà có thể đo đếm được giá trị kinh tế nhưng thật khó đong đếm được nghĩa tình, tình cảm của đoàn thiện nguyện.

Bởi nói như lời tâm sự của cô giáo Đỗ Thị Bình – Hiệu trưởng Trường TH số 2 Trà Phong - những món quà không giúp các em học sinh thoát khỏi nghèo khó, vất vả nhưng nó như một làn gió ấm giúp học sinh vùng cao vượt qua những ngày đông giá rét, động viên các em gắn bó với mái trường và thắp thêm niềm tin vào cuộc sống tương lai.

Còn thầy Vũ Tiến Lâm bày tỏ: “Đây là lần đầu tiên thầy, cô giáo chúng tôi được đón nhân những món quà ý nghĩa đến thế. Hạnh phúc, vui mừng hơn là các em học sinh lần đầu được nhìn thấy ông già Noel. Được ông già Noel tận tay phát cho những chiếc áo quần mới tinh, những bộ dụng cụ học tập thiết thực, những phần bánh kẹo, sữa uống thật ngon”.

Đến với các trường học vùng cao xã Trà Quân, Trà Phong… chúng tôi thật sự cảm động trước cuộc sống khó khăn của con em, học sinh nơi đây.

Không chỉ sống trong những căn nhà tạm bợ, mà học sinh nơi đậy phải học trong những phòng học tạm, không có đủ sách vở để học tập. Hầu hết hoàn cảnh gia đình học sinh đều thuộc hộ nghèo.

Mỗi dịp Tết đến, xuân về, trong khi trẻ em của những gia đình có điều kiện đủ đầy đã được mua sắm quần áo mới, đồ chơi mới thì với trẻ em nơi đây đó chỉ là một niềm mơ ước.

Ăn chưa đủ no, mặc chưa đủ ấm, thế nên chuyện đến trường của nhiều em nhỏ còn thật sự gian nan. Bởi vậy những món quà mà đoàn thiện nguyện mang đến có ý nghĩa rất thiết thực đối với các em học sinh.

Nhân lên nghĩa cử cao đẹp

Điều đáng trân trọng hơn khi những món quà đó có được từ sự đóng góp, sẻ chia của những người cán bộ, giáo viên đang công tác, sinh sống trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, cùng nhiều cá nhân, đơn vị trong nước và nước ngoài.

Theo anh Thái Văn Tấn (quận Thanh Khê, Đà Nẵng) – Người phụ trách chương trình, trong chuyến thiện nguyện đến với các trường học vùng sâu, vùng xa huyện miền núi Tây Trà lần này, chương trình mang 400 chiếc áo ấm, 400 bộ quần áo đồng phục, 650 bộ quần áo mới, 130 chiếc cặp, 130 áo mưa, 130 cái mũ, 130 đôi dép, cùng 700 suất bánh kẹo, sữa uống trao tặng cho các trẻ mẫu giáo, học sinh trường TH Trà Quân, TH số 1 Trà Phong, TH số 2 Trà Phong và THCS số 2 Trà Phong.

Anh Tuấn cho biết thêm: “Ngoài các hoạt động thiện nguyện trao quà hỗ trợ cho các em học sinh vùng cao, hiện nay, chương trình đang tiếp tục tổ chức bữa ăn dinh dưỡng cho học sinh vùng cao huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam”.

Nói về sự hình thành chương trình thiện nguyện của mình, anh Tuấn tâm sự: Trong những chuyến công tác đến với các địa bàn vùng sâu, vùng xa và qua các phương tiện thông tin đại chúng, tôi thực sự xúc động khi bắt gặp những hình ảnh rất thật của những em bé đang sinh sống trên những sườn núi heo hút bên dãy Trường Sơn miền Trung nước ta.

Nơi đây, cuộc sống người dân đồng bào đồng bào dân tộc thiểu số bữa đói bữa no. Các em nhỏ thì quanh năm với đôi chân lấm lem bùn đất, quần áo rách rưới, mỏng tanh gồng mình chống chọi với lạnh giá, rét buốt. Chỉ mới lên 6, lên 7 tuổi thôi nhưng phải “tay xách, nách mang” thêm đứa em lem luốc suốt ngày khóc vì đói cơm, thèm sữa.

Tuổi còn nhỏ nhưng các em phải thay cha, thay mẹ chăm sóc đàn em nhỏ, làm tất cả các việc nhà khi cha mẹ lên nương. lên rẫy. Cuộc sống thiếu thốn trăm bề như vậy nhưng trong ánh mắt ngây thơ ấy, những nụ cười vẫn rạng rỡ trên môi, để làm bất kỳ ai nhìn thấy cũng cảm thấy xót thương, đau nhói trong lòng.

Tôi đã nhiều đêm trăn trở không ngủ được khi lại nhớ những ánh mắt, những hình ảnh này. Những đứa trẻ đó cũng trạc tuổi con tôi nhưng sao chịu nhiều thiệt thòi thế! Chính điều đó đã thôi thúc tôi làm những điều gì có thể, giúp ích cho các em vơi bớt đi một phấn khó khăn, thiếu thốn.

Chia sẻ về những hoạt động thiện nguyện trong tiếp theo, anh Tuấn bày tỏ: Một mừa Đông rét mướt nữa đã về, Tết Nguyên đán cũng đang cận kề, chúng tôi biết rằng, còn rất nhiều nơi, có rất nhiều em nhỏ, học sinh vẫn không có áo ấm để mặc, hay co ro trong chiếc áo mỏng manh.

Vì hoàn cảnh gia đình nghèo khó mà nhiều em không dám mơ ước đến một bộ quần áo ấm, còn áo mới đối với các em là giấc mơ xa vời.

Bởi vậy, chương trình thiện nguyện sẽ tiếp tục mở rộng đến với nhiều nơi ở vùng cao biên giới miền Trung. Mong rằng chương trình sẽ mang thêm được nhiều niềm vui, ấm áp cho các em nhỏ khiTtết đến, Xuân về.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.