Theo Ban quản lý khu bảo tổn biển đảo Cồn Cỏ, hiện khu bảo tồn được chia làm 3 khu. Trong đó, phân khu bao vệ nghiêm ngặt chiếm diện tích tới 534 ha, từ mép nước chân đảo ra 400 đến 700 m, độ sâu từ 10 đến 15 m, ôm trọn các vị trí từ bến Tranh đến bến Nghè, bến Hà Đông và bến Đen.
Một góc đảo Cồn Cỏ nhìn từ trên cao, Ảnh: Thanh Lộc. |
Theo thống kê, hiện san hô ở Cồn Cỏ có hơn 100 loài, trong đó, có có nhiều loài san hô quý, hiếm như san hô đen, san hô đỏ, san hô sừng, san hô cành, san hô tấm…
Riêng san hô đen ở Cồn Cỏ cực quý hiếm, từng bị khai thác tận diệt để bán sang Trung Quốc nhưng nay đang phát triển và được bảo vệ nghiêm ngặt. Và với những “tài sản” dị biệt, hoang sơ, Cồn Cỏ trở thành một điểm lặn biển đầy hấp dẫn…
Không phải ai cũng được trải nghiệm đáy biển Cồn Cỏ vì hiện vẫn chưa mở tour tại đây. Anh Trần Khương Cảnh (33 tuổi, 1 trong 4 cán bộ được đào tạo kỹ năng lặn chuyên nghiệp của BQL KBTBĐ Cồn Cỏ) là 1 trong số ít người may mắn.
“Xuống đó như là chốn bồng lai tiên cảnh. Xuống rồi chẳng muốn lên”, anh Cảnh nói ngắn gọn.
Thanh Niên xin giới thiệu đến quý bạn đọc nhân dịp Tết nguyên đán Kỷ Hợi 2019 loạt ảnh về vẻ đẹp tiềm ẩn dưới thủy cung Cồn Cỏ.
Anh Trần Khương Cảnh trước khi thực hiện màn lặn sâu bằng bình dưỡng khí, Ảnh: Thanh Lộc. |
Những trải nghiệm ở dưới đáy biển Cồn Cỏ với anh Cảnh là hết sức tuyệt vời, Ảnh: Thanh Lộc. |
Cảnh "núi non" dưới lòng biển Cồn Cỏ, Ảnh: Nguyễn Phúc. |
Những sinh vật xuất hiện dưới đáy biển Cồn Cỏ, Ảnh: Thanh Lộc. |
Hệ thống san hô còn rất hoang sơ, đẹp tuyệt vời ở đáy Cồn Cỏ, Ảnh: Thanh Lộc. |
Vẻ đẹp hoang sơ thực sự mời gọi dưới đáy biển quanh đảo Cồn Cỏ Ảnh: Thanh Lộc. |