Ai cũng thích hợp với đi bộ, vận động? Sai rồi!

GD&TĐ - Đi bộ là một bài thể dục phổ biến với nhiều người ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ những điều dưới đây. Hãy nghiên cứu kỹ bài viết này để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Ai cũng thích hợp với đi bộ, vận động? Sai rồi!

4 dạng người cần lưu ý trước khi đi bộ thể dục:

1. Người mắc bệnh mạch vành, đau thắt ngực

Sau khi ăn lại vận đông mạnh ngay, có thể đau thắt ngực thậm chí nhồi máu cơ tim. 

Tốt nhất sau khi ăn 1 tiếng mới nên đi bộ, mỗi lần nửa tiếng, chú ý không cần quá nhanh.

2. Người cao huyết áp, xơ cứng động mạch não, bệnh tiểu đường

Sau khi ăn cơm tốt nhất nên ngồi yên, hoặc nhắm mắt nghỉ 10 – 30 phút rồi hẵng đi bộ, đi bộ ngay có thể bị tụt huyết áp, choáng đầu, thậm chí hôn mê.

Người cao huyết áp khi đi bộ tốt nhất thẳng người, nếu không sẽ tạo áp lực tới não, ảnh hưởng tim.

Đi bộ tốt nhất là bước chân chậm và đặt vững xuống đất, nếu không khiến não chấn động liên tục, dẫn đến choáng đầu.

3. Người mắc viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày, tá tràng

Sau khi ăn cơm đi bộ ngay sẽ gia tăng hoạt động tiêu hóa, khiến thức ăn kích thích dạ dày, không có lợi cho hồi phục niêm mạc dạ dày.

4. Thiếu máu, huyết áp thấp

Sau bữa ăn, máu tập trung ở cơ quan tiêu hóa, khi đi bộ dễ dẫn đến thiếu máu lên não, dẫn đến choáng đầu, hoa mắt, thậm chí hôn mê.

Thông thường, những người này nên đi bộ buổi sáng sớm.

5 lưu ý đi bộ thả lỏng tăng cường sức khỏe

Chuyên gia sức khỏe cho biết rằng, “đi bách bộ” thực tế là “đi chậm”, không phải là đi bộ luyện tập , mà là đi chậm, tay đánh từ từ.

1. Sau khi ăn cơm không hoạt động ngay.

2. Trước khi ngủ 2 tiếng đồng hồ không đi bộ.

3. Đi bộ ngược gió, thuận gió đi ngược chiều.

4. Lên dốc trước, xuống dốc sau.

5. Phối hợp những động tác bổ trợ.

Theo phunugiadinh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ