Ai chịu trách nhiệm khi cơ sở giáo dục địa phương vi phạm?

GD&TĐ - Mới đây, cơ sở mầm non Maple Bear Westlake Point tại 24 Quảng Bá (quận Tây Hồ, Hà Nội) chưa được cấp phép hoạt động và giao chỉ tiêu tuyển sinh nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động. Đặc biệt, sự việc giáo viên cơ sở này nhốt trẻ vào trong tủ khiến cho dư luận phẫn nộ...

Chưa được cấp chỉ tiêu tuyển sinh nhưng cơ sở giáo dục mầm non Maple Bear Westlake Point tại 24 Quảng Bá đã hoạt động nhiều năm.
Chưa được cấp chỉ tiêu tuyển sinh nhưng cơ sở giáo dục mầm non Maple Bear Westlake Point tại 24 Quảng Bá đã hoạt động nhiều năm.

Vậy cơ quan nào có trách nhiệm quản lý những cơ sở giáo dục địa phương và hình thức xử lý đối với những cơ sở vi phạm trên ra sao? Theo Luật sư Trương Anh Tú (Chủ tịch TAT Law Firm), trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục cũng được quy định cụ thể tại Nghị định 127/2018.

Theo đó, Maple Bear Westlake Point tại 24 Quảng Bá là một phân hiệu của cơ sở mầm non. Do đó, cơ sở sẽ chịu sự quản lý của những cơ quan nhà nước như: UBND quận Tây Hồ có trách nhiệm kiểm tra trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục; kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của trường, của cơ sở. Chủ tịch UBND quận Tây Hồ có thẩm quyền trong việc quyết định thành lập trường, thu hồi quyết định thành lập; thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo và xử lí vi phạm về giáo dục đối với trường.

Theo LS Trương Anh Tú, bên cạnh đó UBND phường Quảng An nơi cơ sở mầm non hoạt động, cũng có trách nhiệm kiểm tra điều kiện bảo đảm chất lượng chăm sóc, giáo dục của các lớp trong cơ sở. Đồng thời, phối hợp với Phòng GD&ĐT quận Tây Hồ quản lý cơ sở.

“Chủ tịch UBND phường Quảng An có thẩm quyền đình chỉ hoạt động giáo dục của cơ sở nếu phát hiện vi phạm pháp luật. Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tây Hồ có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra việc chấp hành quy chế chuyên môn nghiệp vụ, công tác tuyển sinh của cơ sở...”, LS Trương Anh Tú nói.

LS Trương Anh Tú cho rằng, những trường hợp cơ sở giáo dục chưa được phép hoạt động nhưng vẫn tuyển sinh, hoạt động xảy ra ngày một nhiều. Đây là một vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực hoạt động giáo dục, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nước nhà.

LS Trương Anh Tú lý giải, đối với những hành vi này, căn cứ vào Khoản 4 Điều 6 Nghị định 138/2015, các cơ sở này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền, đồng thời còn có thể bị đình chỉ hoạt động từ 12 đến 24 tháng và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc chuyển người hoc sang cơ sở giáo dục khác hoặc trả lại kinh phí đã thu cho người học nếu không chuyển được.

Trong trường hợp hết thời hạn xin cấp phép hoạt động, các cơ sở giáo dục này còn phải đối mặt với chế tài buộc phải giải thể cơ sở giáo dục theo quy định tại điểm b Khoản 6 Điều 5 Nghị  định 138/2015.

Như vậy, trong vụ việc vừa qua, rõ ràng cơ sở mầm non Maple Bear Westlake Point đã được cấp phép thành lâp trường từ năm 2017. Tuy nhiên, hết thời hạn 2 năm kể từ ngày có quyết định thành lập, nhà trường vẫn chưa được cấp phép hoạt động. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định 46/2017 thì quyết định thành lập này sẽ bị hủy bỏ. Thực tế, cơ sở mầm non này vẫn hoạt động, tuyển sinh bình thường là trái quy định.

“Để xử lý sai phạm này, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ sẽ lập biên bản đối với hành vi vi phạm và ra quyết định xử phạt đối với hành vi tổ chức hoạt động giáo dục khi chưa được phép hoạt động, với mức xử phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, đồng thời quyết định thành lập trường sẽ bị hủy bỏ do hết thời hạn xin cấp phép hoạt động.

Ngoài ra, cơ sở này còn chuyển những học sinh đã nhập học sang cơ sở giáo dục khác hoặc trả lại kinh phí đã thu của học sinh nếu không chuyển được…”, LS Trương Anh Tú nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.