1. Không ăn thịt sẽ kéo dài tuổi thọ
Không nên ăn quá nhiều thịt nhưng không ăn thịt thì lại là ngộ nhận sai lầm. Không ăn thịt trong thời gian dài sẽ khiến bạn bị mất cân bằng dinh dưỡng, do thiếu protein, lipit. Khi đó bạn sẽ dễ mắc bệnh, nhất là các bệnh về tim mạch.
2. Các sản phẩm đông lạnh rất ít vitamin
Ngược lại, quá trình làm đông giúp các loại thực phẩm tươi lâu hơn, do đó vẫn giữ được một hàm lượng lớn các vitamin.
Các loại rau, củ quả nếu để lâu trong điều kiện nhiệt độ bình thường sẽ làm mất hết các loại vitamin có trong nó. Nếu sử dụng còn có thể gây hại cho cơ thể.
3. Kẹo cao su sẽ làm dính ruột
Nhiều người thường lo lắng thái quá khi nhỡ nuốt kẹo cao su vào ruột.
Thực tế, dạ dày chúng ta không thể tiêu hóa kẹo cao su như các loại thức ăn khác. Song, bộ máy tiêu hóa sẽ làm việc liên tục cho đến khi đẩy được kẹo ra ngoài cùng với chất thải khác. Bạn không cần quá lo lắng vì kẹo cao su chỉ có thể cư trú trong ruột lâu nhất đến hai ngày.
4. Tỏi ăn nhiều mới tốt
Tỏi có nhiều công dụng trong việc tăng sức đề kháng, phòng và trị bệnh cảm, cúm nhưng ăn quá nhiều tỏi lại cho tác dụng ngược lại.
Bạn có thể bị viêm loét dạ dày, thiếu máu, hại gan và mắt nếu lượng tỏi bạn ăn quá nhiều tỏi mỗi ngày. Đặc biệt, bạn càng không nên kết thân với tỏi nếu bạn bị bệnh tim, cao huyết áp hay tiểu đường.
5. Dầu mỡ thừa có thể sử dụng lại nhiều lần
Nhiều người cho rằng, chỉ cần sau khi chiên rán mà dầu ăn vẫn trong, vẫn giữ nguyên màu và không quá cháy thì đều có thể chiên đi chiên lại được. Nhưng đó là điều không nên.
Bởi trong quá trình chiên, rán, ở nhiệt độ cao dầu, mỡ sẽ sinh ra axit béo hệ đồng phân không tốt cho sức khỏe nói chung và tim mạch nói riêng. Ngoài ra, bạn sẽ đối diện với nguy cơ rối loạn mỡ máu nếu liên tục sử dụng dầu ăn thừa.
6. Đồ ăn gói bằng giấy trắng thì không sao
Giấy trắng dùng để bọc đồ ăn sẽ khiến đồ ăn bị nhiễm chất tẩy rửa, nếu bạn dùng giấy báo thì mức độ nguy hiểm sẽ cao hơn do giấy báo có lượng chì lớn.
Bạn sẽ đối diện nguy cơ bị ngộ độc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng do lượng chất tẩy và lượng chì sẽ sinh ra phản ứng hóa học nếu tiếp xúc với đồ ăn.
7. Hoa quả vẫn ăn được sau khi cắt bỏ phần dập nát
Khi hoa quả đã dập nát thì không chỉ phần dập nát bị nhiễm khuẩn mà những phần khác của quả cũng đã bị vi khuẩn xâm nhập, thậm chí chúng còn sinh sản mạnh ở những vùng vẫn còn tươi nguyên. Những vi khuẩn có hại này là tác nhân gây rối loạn cơ thể, đột biến tế bào, là nguy cơ tiềm ẩn mầm mống ung thư.
8. Không cần thiết phải chần mướp đắng trước khi xào
Trong mướp đắng có chất axit oxalic, ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi trong bữa ăn. Nếu xào mướp đắng mà không chần qua nước sôi, bạn đã vô tình để cho acid oxalic có chỗ trú ngụ trong thức ăn của mình.
9. Bà bầu ăn đào con sẽ bị câm, bị điếc hoặc bị dị tật
Thông tin này hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Thực tế đã cho thấy, nếu mỗi tuần thai phụ ăn 2-3 quả đào thì cơ thể sẽ được bổ sung nhiều vitamin A, không hề gây hại gì cho thai nhi, con bạn sinh ra sẽ hoàn toàn khỏe mạnh.
Bạn chỉ cần lưu ý không nên ăn quá nhiều vì đào có vị ngọt, tính nóng nên nếu ăn nhiều dễ bị xuất huyết. Hoặc nếu bạn bị tiểu đường cũng nên hạn chế ăn đào vì lượng đường trong đào rất lớn, ăn nhiều sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.