Không dùng thuốc chống viêm sưng: Bạn không nên uống aspirin, paracetamol và các loại thuốc chống viêm sưng không chứa steroid khi đói bụng. Nó không chỉ làm giảm hiệu quả của thuốc mà còn gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí là chảy máu dạ dày.
Không uống cà phê: Ngay cả loại cà phê đã khử caffeine, nếu bạn uống khi bụng đói, có thể kích thích sự sản xuất acid khiến ta bị ợ nóng và những loại bệnh về đường tiêu hóa khác.
Không uống thức uống chứa cồn: Khi dạ dày trống rỗng, tốc độ hấp thụ rượu của cơ thể sẽ tăng lên gấp đôi, từ đó có thể dẫn đến đau dạ dày và giảm lượng đường trong máu. Bạn sẽ gặp các hiện tượng chóng mặt, đổ mồi hôi, lạnh và đói cồn cào hoặc hôn mê.
Không nhai kẹo cao su: Trong khi đói mà nhai kẹo cao su, acid tiêu hóa được sản xuất và phá hủy niêm mạc của dạ dày có thể dẫn đến viêm dạ dày.
Không đi ngủ ngay: Cơn đói và mức glucose trong cơ thể thấp sẽ chúng ta khó ngủ và giấc ngủ sẽ không sâu. Điều thú vị là, việc thiếu ngủ làm tăng mức độ sản sinh hormone gây đói. Đây chính là lí do chúng ta ăn nhiều hơn vào sáng hôm sau sau khi bỏ bữa tối.
Không tập luyện căng thẳng, cường độ cao: Có ý kiến cho rằng tập luyện khi đang đói sẽ giúp tiêu nhiều calo hơn. Nhưng thực tế, nó không ảnh hưởng tới việc tiêu hụt mỡ, mà ảnh hưởng tới sự khỏe mạnh của các cơ.
Cường độ tập luyện cũng có thể giảm bởi cơ thể bạn sẽ bị thiếu năng lượng.
Không mua sắm: Cơn đói khiến ta mua nhiều đồ ăn hơn cần thiết. Trên thực tế, một chiếc bụng đói sẽ khiến chúng ta có xu hướng đòi hỏi nhiều hơn, ngay cả khi đang không ở trong một cửa hàng bán đồ ăn.
Không uống nước ép từ trái cây họ cam: Các axit và chất xơ cứng có trong trái cây họ cam quýt sẽ kích thích dạ dày trống rỗng của bạn, điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người bị viêm dạ dày hoặc có nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày.
Không tranh luận: Những cơn đói khiến chúng ta ít điềm tĩnh hơn, lý do bởi sự tự kiểm soát đòi hỏi năng lượng. Do vậy các cuộc tranh luận khi đói dễ bùng nổ hơn và khó kiểm soát hơn.