Bệnh trầm cảm thường rất dễ bị bỏ qua
Trầm cảm là một dạng bệnh rối loạn thường gặp trong tâm thần học. Nó khiến người bệnh rơi vào trạng thái buồn bã, mất hứng thú trong thời gian dài, ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ, tâm trạng, hành vi của người bệnh. Trầm cảm có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào nhưng dễ xảy ra ở nữ giới hơn. Đặc biệt, trầm cảm sau sinh cũng là vấn đề rất cần được chú ý.
Tuy dễ mắc nhưng căn bệnh này thường rất dễ bỏ qua bởi các dấu hiệu bệnh khá giống với các biểu hiện khi cơ thể mệt mỏi, stress… Hơn nữa, rất nhiều người lại chủ quan với căn bệnh trầm cảm nên không chú ý đến việc điều trị. Chính điều này đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng sau đó.
Dấu hiệu của trầm cảm
1. Luôn cảm thấy tuyệt vọng
Trầm cảm chính là một loại rối loạn tâm trạng, ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận về cuộc sống nói chung và một số vấn đề cá nhân nói riêng. Tuyệt vọng, bất lực về cuộc sống được xem là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trầm cảm.
2. Mất hứng thú
Trầm cảm có thể khiến ngay cả những điều bạn yêu thích nhất cũng không còn thú vị nữa. Mất đi hứng thú hoặc chán ghét tham gia các hoạt động mà bạn thường mong đợi như đi chơi với bạn bè, chơi thể thao, … là một dấu hiệu khác của bệnh trầm cảm.
Một lĩnh vực khác bạn có thể cảm thấy mất đi hứng thú là quan hệ tình dục. Khi ấy bạn sẽ giảm ham muốn tình dục, thậm chí là bất lực.
3. Gia tăng mệt mỏi và gặp vấn đề về giấc ngủ
Một phần nguyên nhân dẫn đến dấu hiệu trầm cảm thứ 2 là do bạn cảm thấy mệt mỏi. Trầm cảm thường đi kèm với tình trạng thiếu năng lượng, bị mệt mỏi “áp đảo”, khiến bạn hay ngủ quá mức so với bình thường.
Trầm cảm cũng liên quan mật thiết đến chứng mất ngủ, bởi đây đều là những ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ. Giấc ngủ không được bảo đảm thường dẫn đến lo âu, hoảng loạn.
4. Lo âu
Mặc dù trầm cảm không được chứng minh là gây ra lo âu, stress, nhưng hai tình trạng này thường xuyên xảy ra cùng nhau. Các triệu chứng của lo âu bao gồm:
- Cảm giác căng thẳng, bồn chồn;
- Cảm giác sợ hãi hoặc nguy hiểm;
- Tim đập nhanh;
- Thở gấp;
- Tăng tiết mồ hôi;
- Run rẩy hoặc co giật cơ;
- Khó tập trung hoặc suy nghĩ rõ ràng.
5. Khó ở (nam giới)
Trầm cảm có những ảnh hưởng khác nhau tới các giới tình khác nhau. Nghiên cứu cho thấy rằng, những người đàn ông bị trầm cảm có thể có các triệu chứng như khó chịu, giận dữ vô cớ; hay tìm cách trốn tránh; có những hành vi nguy hiểm; lạm dụng chất kích thích …
Tuy nhiên, bệnh trầm cảm ở phái nam lại khó phát hiện và điều trị hơn hẳn so với phái nữ.
6. Thay đổi khẩu vị và cân nặng
Trọng lượng và cảm giác thèm ăn thường thay đổi ở những người bị trầm cảm, mỗi người có một trải nghiệm khác nhau. Một số sẽ thèm ăn và tăng cân nhanh chóng, còn một số khác sẽ không thể cảm thấy đói và giảm cân dần.
7. Không kiểm soát được cảm xúc
Một phút trước đang trong trạng thái giận dữ tột đỉnh, nhưng một giây sau bạn lại khóc không thể kiểm soát được. Đó là dấu hiệu trầm cảm, khi những thay đổi về cảm xúc quá nhanh và không kiểm soát được. Không có tác nhân bên trong hay bên ngoài nào ảnh hưởng đến bạn cả, chính trầm cảm là “thủ phạm” gây ra những thay đổi thất thường về tâm trạng.
8. Cố gắng tự tử
Trầm cảm đôi khi có mối quan hệ mật thiết với mong muốn tự tử. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, năm 2013 đã có hơn 42.000 người chết do tự tử tại đất nước này.
Những người tìm đến cái chết thường có những biểu hiện từ trước. Thường thì họ sẽ nói về việc tự tử, hoặc “bắt tay” vào thực hiện những bước đầu để chấm dứt cuộc sống của mình. Nếu bạn nghĩ rằng ai đó đang có suy nghĩ tự hại bản thân hoặc tổn thường người khác, hãy làm những điều sau đây:
- Gọi số điện thoại khẩn cấp tại địa phương;
- Ở lại với họ cho đến khi có lực lượng cứu hộ đến;
- Loại bỏ tất cả sung, dao, thuốc hoặc những gì cả thể gây hại khỏi tầm tay người bệnh;
- Lắng nghe, nhưng tuyệt đối không được tranh luận, phán xét, đe dọa hoặc la hét.
9. Hãy tìm sự giúp đỡ
Nếu bạn đang gặp phải một số dấu hiệu trầm cảm nêu trên trong khoảng hơn 2 tuần, bạn rất có thể đã rơi vào tình trạng rối loạn trầm cảm nặng. Thừa nhận bản thân mắc trầm cảm là điều cần thiết cho việc điều trị sau này.