Khi mức độ đường trong máu tăng, thận cố gắng để lọc nó khỏi máu của bạn. Khi có quá nhiều lượng đường trong máu, thận sẽ không thể lọc kịp.
Lượng đường dư thừa được bài tiết vào nước tiểu của bạn cùng với các chất lỏng trong cơ thể. Hậu quả là bạn đi tiểu thường xuyên hơn vì cơ thể bạn cố gắng loại bỏ đường. Dần dần, nguy cơ này sẽ trở thành mãn tính và nhu cầu uống nước của bạn cũng tăng lên.
Cơ thể bạn cần sử dụng insulin để đưa đường vào các tế bào. Khi bạn bị thiếu insulin, hoặc có khả năng kháng insulin, cơ thể của bạn không thể lưu trữ đường trong các tế bào.
Các tế bào cần đường cho năng lượng, bởi vậy, nếu bạn không cung cấp đủ lượng đường, cơ thể bạn không có năng lượng cần thiết. Điều này gây ra cảm giác đói và cảm giác này tăng lên cho tới khi cơ thể được cung cấp đủ năng lượng.
Ngứa ran hoặc tê liệt các chi, hay còn gọi là bệnh thần kinh tiểu đường là một dạng tổn thương thần kinh, thường phát sinh như là một dạng biến chứng của đường huyết cao. Khi nồng độ glucose trong máu cao, nó can thiệp với các tín hiệu truyền qua dây thần kinh.
Ngoài ra, các thành các mạch máu nhỏ bị suy yếu, dẫn đến cắt đứt nguồn cung cấp máu đến các dây thần kinh. Điều này thường xảy ra bắt đầu với bàn chân.
Trong một nghiên cứu của Đại học Warwick (Anh), các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, khi nống độ glucose tăng cao trong máu, nó sẽ khiến các vết thương, nhiễm trùng lâu lành hơn.
Đó là vì lượng đường trong máu cao dẫn đến ức chế quá trình làm việc bình thường của hệ thống miễn dịch. Điều này làm giảm chức năng của các chữa lành vết thương của cơ thể.
Tương tự như tình trạng vết thương lâu liền, nhiễm trùng thường xuyên là một triệu chứng gây ra bởi lượng đường trong máu tăng.
Phản ứng miễn dịch chậm lại khi lượng đường trong máu tăng có thể dẫn đến một khả năng là gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng thường xuyên, trầm trọng hơn so với những người có lượng đường trong máu ổn định hoặc bình thường.
- 9. Khô, ngứa ngoài da