8 vấn đề với Apple Watch khiến người dùng dễ “nổi điên” nhất

Apple quảng cáo chiếc đồng hồ thông minh mới của họ là một thiết bị “cá nhân nhất” từ trước đến nay. Tuy nhiên, đôi khi những thứ cá nhân thường là những thứ dễ khiến người dùng “nổi điên”.

8 vấn đề với Apple Watch khiến người dùng dễ “nổi điên” nhất

Chiếc đồng hồ thông minh được chờ đợi cuối cùng cũng đã đến tay người dùng. Mặc dù chỉ mới 20% trong số tổng đơn hàng được chuyển đi, một số người đã ngay lập tức gặp vấn đề với nó.

Với một thiết bị có giá từ 349 – 17.000 USD thì những lỗi này là khó có thể chấp nhận được.

1. Mọi người không biết cách mua nó

Theo phóng viên trang CNET, khách hàng hoàn toàn không biết khi nào họ sẽ nhận được thiết bị và cũng không biết làm thế nào để bắt đầu đặt hàng.

Không phải ai cũng quen với việc đặt hàng trực tuyến, rất nhiều người tiêu dùng đặc biệt là những người tiêu dùng ở Việt Nam quen với việc ra tận cửa hàng và “sờ tận tay” vào sản phẩm.

2. Quy trình cài đặt phức tạp

Trang The Verge có viết một bài hướng dẫn cài đặt Apple Watch bao gồm tới 16 bước. Và ngay trong đoạn đầu tiên của bài hướng dẫn, người viết đã khuyến nghị: phương pháp này không hoàn thiện 100%. Vậy nên bạn hãy chuẩn bị tinh thần để mất cả buổi chiều mày mò tìm cách cài đặt thiết bị.

3. Cạnh bên của sản phẩm dễ bị xước

Mặt trước của Apple Watch dường như rất bền nhưng nhiều người sử dụng cho biết mặt bên của sản phẩm lại dễ bị xước. Theo phóng viên Raymond Wong của trang Mashable, vật liệu làm nên chiếc Apple Watch tương tự với vật liệu làm ra chiếc iPod Classic và iPod touch.

Chiếc iPod dễ bị xước sau một thời gian sử dụng và rất có thể sản phẩm Apple Watch của bạn cũng sẽ “nhanh xuống mã” hơn bạn tưởng. Hơn thế nữa, nó sẽ là một sản phẩm bạn buộc phải “khoe ra” trước mọi tình trạng thời tiết chứ không thể cất giữ cẩn thận trong túi quần hay bao da như các sản phẩm iPhone.

4. Khả năng chống chịu va đập không tốt lắm

Mặc dù mặt đồng hồ chống xước khá tốt nhưng vỡ đồng hồ là khả năng có thể xảy ra.

Một đoạn video trên TechRax cho thấy, mặt chiếc smartwatch vỡ ngay sau lần đầu tiên bị đánh rơi trên vỉa hè.

Mặc dù đây không phải là sự đánh rơi tình cờ mà thực chất là nhằm kiểm thử khả năng chống chịu va đập của thiết bị nhưng kết quả này khiến chúng ta phải cẩn thận hơn mỗi lần muốn thay dây đồng hồ.

Hãy thay dây trên mặt thảm hoặc mặt đệm, đừng đứng thay dây trên mặt sàn nhà hoặc trên đường, nếu không hậu quả sẽ khó lường.

5. Nó khiến chiếc iPhone hao pin nhanh chóng

Bởi chiếc Apple Watch buộc phải kết nối liên tục với iPhone, nó sẽ là tác nhân khiến pin smartphone hao đi nhanh chóng. Một vài người cho rằng chiếc Watch sẽ cải thiện phần nào tuổi thọ pin của thiết bị vì nó khiến người dùng ít phải mở máy ra xem; nhưng đại đa phần người dùng đều than phiền nó khiến pin iPhone sụt nhanh rõ rệt.

6. Nó không sạc được

Trên mạng xuất hiện một vài lời phàn nàn cho biết chiếc Apple Watch không sạc được khi cắm điện. Dù cộng đồng mạng đã đưa ra nhiều giải pháp xử lý vấn đề này nhưng đây rõ ràng là điều bạn không mong đợi khi vừa bỏ ra không ít tiền để “rinh” về sản phẩm cao cấp và bóng bảy này.

7. Chưa có nhiều ứng dụng hấp dẫn

Dù hiện nay có không ít ứng dụng được thiết kế để tích hợp với Apple Watch nhưng trang báo uy tin Wall Street Journal cho rằng “đại đa phần trong số này đều là các ứng dụng vớ vẩn”.

Thêm vào đó, có nhiều ứng dụng trên Apple Watch chính là những ứng dụng trên iPhone thế nên nhiều người chắc hẳn không quen khi phải nhìn vào giao diện bé xíu trên một chiếc màn hình đồng hồ.

8. Màn hình sản phẩm gây ảo giác đáng sợ cho người sử dụng

Một vài người phàn nàn rằng các ứng dụng trên màn hình Apple Watch trông như những vật thể bất thường với những lỗ giống tổ ong.

Nhìn lâu vào những hình ảnh này khiến người dùng thấy sợ hoặc thấy ám ảnh. Theo Hiệp hội tâm lý học Yieks, hiện tượng này được gọi là “hội chứng khiến con người sợ những cái lỗ”.

Theo ITC News/ Huffingtonpost

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.