1. Măng tây biển
Samphire còn được gọi là măng tây biển vì nó phát triển ở những vùng phun muối gần đại dương. Đây là loại rau rất kiên cường, không nhiều cây có thể phát triển trong điều kiện đất tương tự. Loại rau này ăn ngon nhất khi dùng cùng cá.
2. Xương rồng tai thỏ
Nopales hay xương rồng tai thỏ là họ hàng của cây xương rồng.
Nó có thể ăn được sau khi bóc hết gai. Xương rồng tai thỏ rất phổ biến ở Mexico.
3. Rong biển dulse
Dulse là loại rong biển mọc gắn tảo bẹ hoặc đá dưới nước biển. Loại rau này mọc ở bờ biển phía bắc Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Nó là một thực phẩm phổ biến ở Iceland trong nhiều thế kỷ. Rong biển dulse có thể được sử dụng để nấu súp, bánh mì và salad. Rong dulse rất giàu chất xơ, protein và iốt.
4. Rau dương xỉ non
Fiddleheads hay rau dương xỉ non là những lá non của cây dương xỉ chưa nở hết được dùng để làm món luộc hoặc làm salad.
Loại rau này rất giàu axit béo Omega-3 và chất xơ. Hơn nữa, rau dương xỉ non còn chứa chất chống oxy hóa nhiều gấp hai lần so với quả việt quất.
5. Củ oca
Ban đầu loại củ này được trồng ở Nam Mỹ. Tuy nhiên, vào giữa những năm 1800, củ oca đã được giới thiệu đến New Zealand và bây giờ được biết đến với tên gọi New Zealand yam.
Loại củ này khá hiếm ở Bắc Mỹ nhưng ở Nam Mỹ nó khá phổ biến. Oca là một nguồn thực phẩm giàu vitamin C, sắt và kali.
6. Củ gấu tàu
Củ gấu tàu ban đầu nó được trồng ở Ai Cập thời cổ đại. Thời nay củ gấu tàu phổ biến ở Tây Ban Nha. Loại củ có thể được sử dụng để làm sữa hoặc món ăn chay rất ngon.
7. Súp lơ xoắn ốc
Đây là một giống súp lơ có nguồn gốc ở Ý. Súp lơ xoắn ốc hay còn gọi là romanesco rất giàu vitamin C.
8. Cây củ hạ
Cây củ hạ có nguồn gốc từ Địa Trung Hải. Người La Mã và Hy Lạp cổ đại đã sử dụng nó như một loại thuốc bổ rất tốt. Rễ này củ hạ cung cấp rất nhiều canxi, sắt và phốt pho.