8 hiểu lầm đáng tiếc về caffein

Không phải ai cũng biết được những sự thật về caffein, kể cả những người thường xuyên uống cà phê. Hãy cùng tìm hiểu những hiểu lầm rất nhiều người mắc phải khi nghĩ về caffeine.

8 hiểu lầm đáng tiếc về caffein

Mọi người thường nghĩ 2 nguồn cung cấp caffein phổ biến nhất là cà phê và lá trà. Nhưng, bạn có biết rằng hạt kola và hạt cacao cũng được coi là một trong số nguồn cung cấp caffein phổ biến nhất?

Và bạn có biết lượng caffein có thể sẽ khác nhau giữa các loại thực phẩm, phụ thuộc vào từng loại cũng như từng khẩu phần thức ăn/đồ uống và còn phụ thuộc vào cách chế biến nữa.

Caffein có thể có từ 160mg trong một số loại đồ uống năng lượng cho đến chỉ 4 mg trong một khẩu phần chocolate. Và kể cả cà phê đã tách caffein thì vẫn sẽ chứa một lượng nhất định caffein trong đó. Caffein còn được tìm thấy trong một số loại thuốc giảm đau không kê đơn, thuốc cảm lạnh và một số loại thuốc ăn kiêng. Những loại thuốc này có thể chứa từ 16mg – 200mg caffein. Trên thực tế, bản thân caffein là một chất có tác dụng giảm đau nhẹ và có thể làm tăng hiệu quả của các loại thuốc giảm đau khác.

8 hieu lam dang tiec ve caffein - Anh 1

Hiểu lầm số 1: Caffein là một chất gây nghiện

Caffein là một chất có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương. Thường xuyên sử dụng caffein sẽ gây ra sự lệ thuộc về mặt thể chất ở mức độ nhẹ. Nhưng caffein không đe dọa tình trạng sức khỏe thể chất, xã hội hoặc kinh tế như cách các loại thuốc gây nghiện khác đã làm.

Nếu bạn thường xuyên uống từ 2 cốc cà phê trở lên trong ngày và đột ngột dừng sử dụng caffein, cơ thể bạn có thể sẽ xuất hiện một số triệu chứng kéo dài trong vài ngày. Triệu chứng của việc không có caffein bao gồm: Đau đầu, mệt mỏi, lo lắng, dễ kích động, tâm trạng ủ rũ, khó tập trung.

Không cònnghi ngờ gì nữa, các triệu chứng thèm caffein sẽ làm một ngày của bạn trở nên thật tồi tệ. Tuy nhiên, caffein không gây ra cơn thèm nặng hoặc không gây ra các hành vi tìm kiếm thuốc (như khinghiện rươụhoặcnghiện ma túy). Vì lý do này, rất nhiều chuyên gia không coi việc lệ thuộc vào caffein là một tình trạng nghiện.

8 hieu lam dang tiec ve caffein - Anh 2

Hiểu lầm số 2: Caffein có liên quan đến việc mất ngủ

Cơ thể hấp thu caffein rất nhanh. Nhưng cơ thể cũng thải bỏ caffein nhanh như cách đã hấp thu chúng vậy. Quá trình này xảy ra chủ yếu ở gan, thời gian bán thải của caffein tương đối ngắn, trung bình, cơ thể chỉ mất khoảng 5-7 tiếng để loại bỏ một nửa số caffein đã hấp thu. Sau 8-10 tiếngthì 75% lượng caffein đã được thải ra ngoài. Với đa số mọi người, một hoặc hai ly cà phê vào buổi sáng sẽ không ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm.

Tuy nhiên, tiêu thụ caffein vào chiều muộncó thể sẽ ảnh hưởng đếngiấc ngủ. Giấc ngủ của bạn sẽ không bị ảnh hưởng bởi caffein nếu bạn tiêu thụ caffein ít nhất 6 tiếng trước khi đi ngủ. Mặc dù vậy, mức độ nhạy cảm của từng người là khác nhau, phụ thuộc vàotốc độ chuyển hoávà lượng caffein mà bạn thường xuyên tiêu thụ. Những người rất nhạy cảm không chỉ bị mất ngủ mà còn chịu những ảnh hưởng không mong muốn khác của caffein lên hệ thần kinh và hệ tiêu hóa.

Hiểu lầm số 3: Caffein làm tăng nguy cơ loãng xương, bệnh tim mạch và ung thư

Tiêu thụ một lượng caffein ở mức độ trung bình trong một ngày (khoảng 300mg, tương đơng với 3 ly cà phê) thường sẽ không gây ra tác hại gì ở đa số người trưởng thành khỏe mạnh. Tuy nhiên, một số người sẽ dễ bị ảnh hưởng của caffein hơn. Đó là những người bị tăng huyết áp hoặc người cao tuổi. Cụ thể:

Loãng xương và caffein: Ở hàm lượng cao (trên 744mg/ngày), caffein có thể làm tăng sự thải trừ canxi và magie qua nước tiểu. Nhưng, các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, việc này không làm tăng nguy cơ loãng xương, đặc biệt là nếu bạn có đủ canxi. Bạn có thể điều chỉnh lượng canxi mất đi do việc uống cà phê bằng cách thêm 2 thìa sữa vào cà phê. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra được một số mối liên quan nhất định giữa caffein và nguy cơ chấn thương xương hông ở người cao tuổi. Người cao tuổi có thể sẽ nhạy cảm hơn với các ảnh hưởng của caffein lênsự chuyển hóa canxi.Nếu bạn là phụ nữ cao tuổi, hãy trao đổi với nhân viên y tế xem liệu bạn có nên hạn chế lượng caffein tiêu thụ trong ngày xuống dưới 300mg hay không.

Bệnh tim mạch và caffein: Với những người nhạy cảm với caffein, nhịp tim và huyết áp thường sẽ tăng lên một chút sau khi tiêu thụ caffein. Nhưng, rất nhiều nghiên cứu lớn chỉ ra rằng, không có mối liên quan giữa caffein và tăng mỡ máu, nhịp tim bất thường hoặc tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Tuy nhiên, nếu bạn có sẵn bệnh cao huyết áp hoặc bệnh tim mạch, bạn nên trao đôi với bác sỹ về lượng caffein mà bạn có thể tiêu thụ. Bạn có thể thuộc về nhóm người nhạy cảm với các ảnh hưởng của caffein. Cần có thêm nhiều hơn nữa các nghiên cứu để xem xem liệu caffein có làm tăng nguy cơ đột quỵ ở những người bị tăng huyết áp hay không.

Ung thư và caffein: Tổng kết 13 nghiên cứu trên 20.000 người cho thấy không có mối liên quan giữa ung thư và caffein. Trên thực tế, caffein thậm chí có thể có tác dụng bảo vệ chống lại một số loại ung thư.

Hiểu lầm số 4: Caffein không tốt đối với những phụ nữ đang cố gắng mang thai

Rất nhiều nghiên cứu cho thấy,không cóbất cứ mối liên quan nào ngữa việc tiêu thụ lượng nhỏ caffein (một ly/ngày) với các tình trạng: Khó thụ thai, sảy thai, di tật bẩm sinh, sinh non, cân nặng sơ sinh tốt.

Tuy nhiên, với những phụ nữ đang cố gắng mang thai, liều caffein khuyến nghị là dưới 200mg/ngày. Nguyên nhân là do trong một số nghiên cứu, nếu phụ nữ tiêu thụ lượng lớn caffein có thể sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai.

8 hieu lam dang tiec ve caffein - Anh 3

Hiểu lầm số 5: Caffein có tác dụng làm mất nước

Caffein có thể làm bạn có nhu cầu tiểu tiện. Tuy nhiên, lượng chất lỏng bạn uống trong những đồ uống có caffein thường có thể sẽ bù đắp được lượng dịch bạn mất đi khi đi tiểu. Kết luận ở đây là, mặc dù caffein hoạt động như một chất lợi tiểu nhẹ, các nghiên cứu chỉ ra rằng, uống đồ uống có chứa caffein với lượng trung bình không thực sự gây ra tình trạng mất nước.

Hiểu lầm số 6: Caffein có hại cho trẻ em vìtiêu thụ thậm chí còn nhiều hơn người lớn

Tính đến năm 2004, trẻ em Mỹ từ 6-9 tuổi tiêu thụ khoảng 22mg caffein/ngày. Đây cũng là lượng caffein trong mức được khuyến cáo. Tuy nhiên, các loại đồ uống năng lượng có thể chứa rất nhiều caffein, và các loại đồ uống này ngày càng trở nên phổ biến hơn. Do vậy, lượng caffein trẻ em tiêu thụ có thể sẽ tăng lên.

Một số trẻ rất nhạy cảm với caffein, và có thể sẽ bị lo âu hoặc kích thích tạm thời, sau khi sử dụng caffein. Đa số lượng caffein mà trẻ hấp thu có trong soda, đồ uống năng lượnghoặc trà ngọt. Đây là những loại đồ uống có rất nhiều đường và calo rỗng, do vậy, làm trẻ có nguy cơ béo phì cao hơn. Do vậy, cho dù bản thân caffein không gây hại cho trẻ, nhưng đồ uống có caffein thường không tốt cho trẻ nhỏ.

Hiểu lầm số 7: Caffein có thể dã rượu

Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy, mọi người chỉ nghĩ là caffein có thể giúp họ dã rượu. Ví dụ, những người uống cà phê cùng với uống rượu nghĩ rằng họ có thể điều khiển phương tiện giao thông được. Nhưng sự thật là thời gian phản ứng và khả năng phán đoán vẫn sẽ bị ảnh hưởng. Trẻ em trung học uống cả caffein và rượu thậm chí còn có nguy cơ tai nạn giao thông cao hơn.

Hiểu lầm số 8: Caffein không có lợi ích gì về sức khỏe

Caffein được chứng minh là có rất nhiều lợi ích về sức khỏe. Nhưng những lợi ích tiềm ẩn của caffein có thể sẽ làm bạn bất ngờ. Bất cứ ai thường xuyên uống cà phê cũng sẽ nói rằng, caffein sẽ tăng cường sự tỉnh táo, tập trung, bổ sung năng lượng, giảm đau đầu. Các nghiên cứu khoa học cũng củng cố thêm các kết quả này. Chỉ có một nghiên cứu tại Pháp chỉ ra có sự suy giảm về nhận thức nhẹ ở những phụ nữ tiêu thụ caffein.

Các lợi ích khác của caffein bao gồm việc giảm một số loại đau đầu nhất định. Một số bệnh nhân hen suyễn cũng có thể sẽ thấy có ích khi tiêu thụ caffein. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, caffein có thể làm giảm nguy cơ các bệnh sau (mặc dù bằng chứng còn rất hạn chế): Bênh Parkinson, bệnh gan, ung thư trực tràng, đái tháo đường typ 2, đãng trí.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.