Trong quá trình dạy con, khi con phạm sai lầm, cha mẹ có thể hỏi trẻ 8 câu hỏi này. Thực hành thường xuyên sẽ giúp trẻ có khả năng tự giải quyết những vấn đề riêng mà cha mẹ không cần phải quá lo lắng. Khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề cũng là điều thực sự quan trọng cho sự phát triển sau này của trẻ.
Nhiều cha mẹ thường hiếm khi nghe con giải thích mà ngay lập tức mặc định mọi lỗi lầm là do con gây ra. Ví dụ: “Chắc tại con đánh bạn trước nên bạn mới đánh lại con đúng không?”. Hãy thử một lần hỏi con rằng: “Đã có chuyện gì xảy ra vậy con”. Đây là cơ hội giúp trẻ bình tĩnh lại và kể về những gì đã xảy ra.
Khi hỏi câu hỏi này, tránh dùng giọng điệu phán xét. Thay vào đó, hãy cởi mở lắng nghe những gì trẻ nói, đứng dưới góc độ của con để xem xét mọi chuyện.
Sau khi tìm hiểu mọi chuyện, đừng vội vàng giáo dục con cái. Hãy hỏi trẻ rằng: “Con cảm thấy như thế nào?”. Đây là cơ hội để trẻ bộc lộ cảm xúc của mình. Chỉ khi trẻ giải tỏa được hết những khó chịu trong lòng mới giúp chúng bình tĩnh lại và lắng nghe ý kiến của người khác. Cha mẹ cũng nên tỏ thái độ đồng cảm với cảm xúc của con.
Câu hỏi này nhằm giúp trẻ phải suy nghĩ lại hành động của mình và nghĩ hướng giải quyết về những hậu quả đã gây ra.
Cha mẹ hỏi câu hỏi này thường xuyên sẽ giúp trẻ phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả và có lợi cho trẻ trong suốt cuộc đời.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần tôn trọng những suy nghĩ ngây thơ, non nớt của trẻ để trẻ cảm nhận được sự tôn trọng khi thể hiện quan điểm. Bằng cách này, mỗi khi trẻ gặp phải vấn đề khúc mắc không thể giải quyết sẽ tìm đến cha mẹ để nhận sự góp ý thay vì những nguồn không đáng tin.
Sau khi lắng nghe những ý tưởng giải quyết vấn đề của con và đưa ra những góp ý riêng của mình, hãy để cho con một khoảng thời gian để đưa ra quyết định. Điều này giúp trẻ hiểu rằng, đằng sau mỗi giải pháp đều có một hệ quả mà con phải chịu trách nhiệm. Và liệu con có chấp nhận những hậu quả này?
Nếu lúc này con không thể hiểu được logic vấn đề, cha mẹ nên giúp trẻ làm rõ những ý tưởng này và nói cho trẻ biết hậu quả sau khi thực hiện là gì.
Sau khi đã phân tích đầy đủ tất cả các trường hợp và hậu quả, bản thân trẻ cũng sẽ có sự cân nhắc, lựa chọn giải pháp có lợi nhất. Ngay cả khi sự lựa chọn của trẻ không như những gì cha mẹ mong đợi, hãy tôn trọng quyết định của trẻ.
Bằng câu hỏi này, đứa trẻ sẽ thấy những tác động mà hành động của mình đã gây ra. Cha mẹ có thể giúp đỡ trẻ khi chúng cần sự hỗ trợ. Ủng hộ từ cha mẹ chính là sự hậu thuẫn tốt nhất dành cho con.
Sau khi đợi mọi chuyện qua đi, hãy cho trẻ cơ hội nhìn nhận lại những việc mình làm. Điều này cũng sẽ phản ánh lại cách giải quyết của trẻ có hiệu quả hay không? Nhiều bậc cha mẹ tin rằng con mình còn nhỏ, không có khả năng giải quyết vấn đề. Nhưng thực tế, ngay cả khi còn nhỏ, trẻ cũng sẽ có cách giải quyết cho mọi vấn đề theo cách của chúng.