72 sinh viên đầu tiên Trường ĐH Fulbright Việt Nam tốt nghiệp

GD&TĐ - Lễ tốt nghiệp của Trường ĐH Fulbright Việt Nam (FUV) với chủ đề 'Những điều đầu tiên của Fulbright' với 72 tân cử nhân.

72 tân cử nhân đầu tiên của Trường ĐH Fulbright Việt Nam. Ảnh: Mạnh Tùng
72 tân cử nhân đầu tiên của Trường ĐH Fulbright Việt Nam. Ảnh: Mạnh Tùng

Ngày 24/6, lễ tốt nghiệp của FUV diễn ra tại TPHCM, tái hiện về hành trình học tập của thế hệ sinh viên tốt nghiệp cử nhân đầu tiên của trường, khóa 2023.

Nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành kép

Lứa tốt nghiệp cử nhân đầu tiên của FUV đến từ nhiều địa phương trên cả nước; với 11 ngành: Kinh tế học, Tâm lý học, Việt Nam học, Lịch sử, Nghiên cứu truyền thông và nghệ thuật, Văn học, Khoa học tích hợp, Khoa học máy tính, Khoa học xã hội, Toán học ứng dụng và Kỹ thuật. Trong đó, nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành kép; một số sinh viên tốt nghiệp một ngành chính với 1 hoặc 2 ngành phụ.

Tân cử nhân FUV tại lễ tốt nghiệp sáng 24/6. Ảnh: Mạnh Tùng

Tân cử nhân FUV tại lễ tốt nghiệp sáng 24/6. Ảnh: Mạnh Tùng

Một số sinh viên khóa 2023 của FUV đã được nhận vào chương trình thạc sĩ và tiến sĩ của các trường đại học lớn như William & Mary, Minnesota, John Carroll, Texas tại Austin; California California – Riverside; Bar-Ilan (Isreal); ESMT - Trường Quản lý và Công nghệ Châu Âu (Đức); KU Leuven (Bỉ); Vrije Universiteit Amsterdam (Hà Lan); Trung Âu (Hungary). Nhiều tân cử nhân khóa 2023 đã được mời làm việc tại các công ty, tập đoàn.

Ngoài ra, một số cử nhân đã phát triển nhiều ý tưởng khởi nghiệp, góp phần thay đổi và đóng góp tích cực cho xã hội.

Điển hình, Lê Ngọc Kỳ Duyên (ngành kép Tâm lý học và Khoa học xã hội) và nhóm sinh viên cùng trường đã sáng lập EM-IN, một tổ chức chuyên nghiên cứu và phát triển các sản phẩm trò chơi giáo dục cảm xúc; giúp nâng cao sức khỏe tinh thần cho trẻ em Việt Nam.

Nguyễn Phùng Nhật Khôi (ngành Khoa học Máy tính) thuyết phục được startup công nghệ nông nghiệp Koidra rót vốn đầu tư 4,5 triệu USD để phát triển đề án tốt nghiệp về công nghệ dạy máy tính trồng cây.

Bà Đàm Bích Thủy, Chủ tịch Sáng lập FUV trong nghi thức trao bằng tốt nghiệp cho tân cử nhân. Ảnh: Mạnh Tùng

Bà Đàm Bích Thủy, Chủ tịch Sáng lập FUV trong nghi thức trao bằng tốt nghiệp cho tân cử nhân. Ảnh: Mạnh Tùng

Bà Đàm Bích Thủy, Chủ tịch Sáng lập FUV nhắn gửi với tân sinh viên: Hãy giữ cho tâm trí và trái tim của các em luôn rộng mở để làm quen với những người sẽ bước vào cuộc đời của mình. Hãy đối xử công bằng với tất cả. Hãy đóng góp phần mình vào việc mạo hiểm và tìm kiếm những người của riêng bạn. Những con người bình thường của bạn.

“Và bất kể điều gì các em sẽ làm cùng họ và bên ngoài những cánh cửa này, tất cả những diệu kỳ các em sẽ tạo nên, tôi hy vọng các em nhớ điều này: bạn định hình thế giới như cách nó định hình bạn”, bà Thủy nói.

Hội nhập giáo dục quốc tế

Tại buổi lễ tốt nghiệp, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cho rằng, sự kiện này sẽ đi vào lịch sử phát triển của FUV. Bởi thông thường, xây dựng một trường đại học từ ban đầu, bao giờ cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; những thành tựu ban đầu luôn quan trọng.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại lễ tốt nghiệp. Ảnh: Mạnh Tùng

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại lễ tốt nghiệp. Ảnh: Mạnh Tùng

Theo Thứ trưởng, Việt Nam luôn coi giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là 1 trong 3 đột phá chiến lược. Trong bối cảnh quốc tế hóa giáo dục trở thành xu thế chung, Việt Nam không ngừng hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong giáo dục.

Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo có ý nghĩa quan trọng nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực; tạo cơ hội cho giáo dục Việt Nam tiếp cận với nguồn tri thức mới với những mô hình giáo dục tiên tiến, tranh thủ được nguồn lực của các nước phát triển. Vì vậy, Việt Nam đã tích cực hợp tác giáo dục với hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế.

Thứ trưởng cho biết, gần đây, Việt Nam đã đưa ngoại ngữ vào trong chương trình bắt buộc từ năm lớp 3; nhiều chương trình giáo dục tích hợp được giảng dạy. Các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam đang thực hiện hơn 400 chương trình liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục nước ngoài. Hiện, hơn 200.000 du học sinh Việt Nam đang học ở nước ngoài và 21.000 du học sinh nước ngoài học tại Việt Nam.

Những con số trên minh chứng cho chính sách giáo dục mở cửa, hội nhập, tiếp thu tinh hoa của nhân loại của ngành giáo dục Việt Nam.

Toàn cảnh lễ tốt nghiệp cử nhân đầu tiên của FUV. Ảnh: Mạnh Tùng

Toàn cảnh lễ tốt nghiệp cử nhân đầu tiên của FUV. Ảnh: Mạnh Tùng

Theo Thứ trưởng, trong những năm qua, sự hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng tốt đẹp. ĐH Fulbright Việt Nam, trường đại học tư thục, phi lợi nhuận đầu tiên tại Việt Nam - là minh chứng của mối quan hệ hợp tác giáo dục tốt đẹp giữa 2 nước.

Sáng kiến thành lập FUV nhằm phát huy những nguồn lực đã có trong quá trình hợp tác giữa 2 nước, đồng thời tạo điều kiện cơ hội cho sinh viên Việt Nam được học tập trong môi trường ưu việt của Việt Nam và Hoa Kỳ.

“Tôi mong muốn nhà trường sớm hoàn thiện khuôn viên tại Khu Công nghệ cao TPHCM với 15ha. Tôi tin rằng, đây sẽ là ngôi trường với cơ sở vật chất được đầu tư khang trang, hiện đại, hướng tới đẳng cấp khu vực và quốc tế. Thông qua đó, góp phần tích cực phát triển mối quan hệ hợp tác giáo dục tốt đẹp của Việt Nam và Hoa Kỳ và quan hệ giữa 2 nước nói chung”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nói.

FUV tuyển sinh và khai giảng khóa cử nhân đầu tiên vào năm 2018, một năm sau khi Chính phủ cấp giấy phép hoạt động. Trước đó, năm 2014, Quốc hội Mỹ thông qua khoản ngân sách sáng lập một đại học Việt Nam theo mô hình giáo dục khai phóng của nước này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bom lượn FAB-3000 của Nga.

Chật vật đối phó bom lượn

GD&TĐ - Bom lượn Nga đang là ám ảnh với hệ thống phòng thủ Ukraine dù lực lượng này đang được trang bị những vũ khí đánh chặn tối tân của phương Tây.