7 tác hại nghiêm trọng của thoái hóa đốt sống cổ: Hãy thực hiện ngay 3 động tác này để vai và cổ được vận động tối ưu nhất

GD&TĐ - Thoái hóa khớp là tổn thương thoái hóa của sụn khớp, đặc trưng bởi quá trình mất sụn khớp và hình thành tổ chức xương tân tạo cạnh khớp. Với thoái hóa cột sống nói chung và đốt sống cổ nói riêng, quá trình lão hóa xảy ra ở đĩa đệm và tổ chức xương đốt sống. 

7 tác hại nghiêm trọng của thoái hóa đốt sống cổ: Hãy thực hiện ngay 3 động tác này để vai và cổ được vận động tối ưu nhất

Thoái hóa đốt sống cổ khiến bạn dù làm việc hay nghỉ ngơi đều cảm thấy đau đớn khó chịu. Điều trị bệnh này không phải dễ dàng nếu không đúng phương pháp không theo liệu trình điều trị.

Dưới đây là 7 tác hại khôn lường của bệnh thoái hóa đốt sống cổ

1. Nhai nuốt khó khăn

Khi nuốt một thứ gì đó bạn sẽ gặp phải các triệu chứng như cảm giác ứ nghẹn, cảm giác trong thực quản có vật lạ, một số ít người sẽ có biểu hiện buồn nôn, nôn mửa, khàn tiếng, ho khan, tức ngực,… Đây là do phần phía trước của đốt cổ trực tiếp đè lên vách sau của thực quản dẫn đến thực quản bị thu hẹp lại, cũng có khả năng là do các gai xương hình thành quá nhanh khiến cho các mô mềm xung quanh thực quản phải chịu những kích thích mạnh dẫn đến việc nhai nuốt khó khăn. 

2. Gặp trở ngại về thị lực

Loại trở ngại này được biểu hiện qua các triệu chứng như suy giảm thị lực, mắt sưng đau, sợ ánh sáng, chảy nước mắt, độ lớn nhỏ của đồng tử không đồng đều, thậm chí còn có thể gặp trường hợp tầm nhìn bị thu nhỏ lại và thị lực giảm mạnh, có một số người còn có thể bị mù. Nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng trên là do ở những người bị mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ các dây thần kinh chính và các động mạch cơ sở của cổ không được cung cấp đủ máu dẫn đến việc trung tâm thị giác ở thùy chẩm của đại não bị thiếu máu.

3. Hội chứng cột sống cổ

Khi mắc hội chứng này người bệnh sẽ có những biểu hiện như đau phần trước tim, tức ngực, rối loạn nhịp tim và thay đổi đoạn ST trong điện tâm đồ, nhưng những người có biểu hiện trên thường bị chẩn đoán nhầm sang bệnh tim mạch vành. Những biểu hiện thực chất là do gốc thần kinh của vai và cổ phải chịu sức ép và kích thích của các gai xương cổ, vai.

4. Bệnh thoái đốt sống cổ kèm cao huyết áp

Loại bệnh thoái hóa đốt sống cổ này có thể khiến huyết áp tăng cao hoặc giảm xuống, trong đó sẽ thường gặp trường hợp làm tăng huyết áp nhiều hơn, đây được gọi là “Bệnh thoái đốt sống cổ kèm cao huyết áp”. Do bệnh cao huyết áp và thoái hóa đốt sống cổ đều là các bệnh thường gặp ở những người cao tuổi nên hai loại bệnh này thường tồn tại cũng lúc với nhau.

5. Đau ngực

Biểu hiện của loại triệu chứng này thường là đau bầu ngực và đau dai dẳng một bên cơ ngực, khi kiểm tra người bệnh có thể phát hiện ra phần cơ ngực của mình khi bị ấn có cảm giác đau dữ dội. Hiện tượng này có liên quan đến gốc thần kinh của cột sống cổ số 6 và 7 phải chịu sức ép của các gai xương.

6. Liệt tứ chi

Ở giai đoạn đầu người bệnh sẽ bị tê chân, chân đau đớn, chân đi ngắt quãng, có những người bệnh khi đi bộ còn có cảm giác như dẵm lên bông vậy, một số trường hợp đặc biệt người bệnh còn gặp trở ngại khi đại tiểu tiện ví dụ như đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp, đi tiểu khó khăn hoặc là không tự chủ được trong việc này,..

Nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng trên là do phần đốt sống cổ phải chịu kích thích và sức ép của các gai xương, dẫn đến chân hoạt động rất khó khăn và có cảm giác bị cảm trở.

7. Hội chứng liệt cơ nhất thời

Thường thì khi cơ thể đang ở trong tư thế đứng hoặc là đi bộ mà đột nhiên xoay đầu sẽ khiến cơ thể mất đi lực đỡ khiến cơ thể rơi vào trạng thái tê liệt nhất thời, sau khi toàn bộ cơ thể bị ngã xuống mặt đất sẽ tỉnh táo lại rất nhanh mà không hề cảm thấy bị trở ngại hoặc hậu di chứng gì.

Những người mắc phải căn bệnh này sẽ có các biểu hiện của việc rối loạn chức năng thần kinh thực vật như đau đầu chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, ra mồ hôi. Nguyên nhân dẫn đến loại bệnh này là do sự tăng sản của các đốt sống cổ làm thay đổi sức ép tới các động mạch ở cột sống dẫn đến động mạch cơ sở gặp khó khăn trong việc cung cấp máu khiến cho não ở vào tình trạng tạm thời không được cung cấp đủ máu.

3 động tác để vai và cổ được vận động một cách tối ưu nhất.

1. Động tác nghiêng đầu

Đầu đi theo sự chuyển hướng lên trên xuống dưới, sang hai bên của mắt, toàn bộ động tác giống như hoàn thành việc viết chữ “米” (MỄ) vậy.

2. Động tác 10 giờ 10 phút

Cơ thể ở trạng thái đứng thẳng, thu 2 chân đồng thời ưỡng ngực hóp bụng. Hai tay giơ ngang bằng vai, giống như kim giờ và kim phút của đồng hồ đang ở vị trí 9 giờ và 15 phút.

Đưa hai tay từ vị trí ngang bằng (9h15p) lên vị trí 10 giờ 10 phút, thực hiện liên tục cho đến khi cảm thấy phần cơ ở phần cổ có cảm giác tê mỏi thì dừng lại.

3. Xoay vòng vai

Để cơ thể đứng tự nhiên, gập khuỷu tay lại, để ngón tay chạm vào vai, hai tay đồng thời xoay về phía trước. Khi xoay nên xoay chậm, cố gắng dùng lực hướng về phía ngoài. Chia làm 3-4 nhịp, mỗi nhịp tập 20-30 lần, làm như vậy có thể khiến cho các cơ xung quanh của xương cùng ở vai được vận động một cách tối ưu nhất.

Chúng ta hãy chia sẻ bài viết đến những người xung quanh để cùng nhau luyện tập nhé!

Theo phunugiadinh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ