7 mẹo kiểm soát cơn tức giận

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Tức giận cũng là cảm xúc bình thường và lành mạnh, miễn sao bạn có thể kiểm soát nó và không làm ảnh hướng đến sức khỏe cũng như người bạn đời.

Nếu bạn cảm thấy cơn giận của mình ngày càng leo thang, hãy đi bộ hoặc chạy nhanh, hoặc dành thời gian thực hiện các hoạt động thể chất thú vị khác. (Ảnh: ITN).
Nếu bạn cảm thấy cơn giận của mình ngày càng leo thang, hãy đi bộ hoặc chạy nhanh, hoặc dành thời gian thực hiện các hoạt động thể chất thú vị khác. (Ảnh: ITN).

Giống như tất cả các cảm xúc khác, tức giận cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về cách chúng ta vừa phản ứng trước một sự kiện nào đó. Nhưng điều quan trọng là phải giải quyết cảm xúc này theo hướng tích cực.

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy tức giận, hoặc nếu những cảm xúc đó gây ra nhiều vấn đề ở nhà hoặc ở nơi làm việc, thì đây là 7 mẹo giúp bạn giành lại quyền kiểm soát:

Nghĩ trước khi nói

Một trong những chiến thuật tốt nhất là tạm dừng trước khi phản ứng. Nếu tim bạn đập thình thịch và bạn muốn hét vào mặt bạn bè, thành viên gia đình hoặc anh chàng vừa vượt lên trước bạn khi tham gia giao thông, hãy dừng lại.

Hít một hơi. Đếm đến 10. Làm bất cứ điều gì cần thiết để tránh đả kích và nói hoặc làm điều gì đó mà bạn sẽ hối tiếc.

Sử dụng sự hài hước để giải tỏa căng thẳng

Phản ứng hài hước có thể giúp khuếch tán căng thẳng. Giới chuyên gia cho rằng bạn nên sử dụng khiếu hài của mình để đối mặt với điều khiến bạn tức giận. Chẳng hạn, tự cười nhạo bản thân vì những kỳ vọng không thực tế và khi mọi thứ không diễn ra như bạn mong muốn. Tự cười mình nhưng tránh mỉa mai.

Tạo những quãng nghỉ trong ngày

Một trong những chiến thuật tốt nhất là tạm dừng trước khi phản ứng. (Ảnh: ITN).
Một trong những chiến thuật tốt nhất là tạm dừng trước khi phản ứng. (Ảnh: ITN).

Thời gian chờ không chỉ dành cho trẻ em mà còn tốt cho cả người lớn. Tự nhận thức về mức năng lượng của mình rất hữu ích để bạn có thể đáp ứng các nhu cầu của mình và trở thành người tốt nhất có thể.

Hãy xác định khoảng thời gian trong ngày mà bạn dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, sau đó tự thưởng bản thân những quãng nghỉ ngắn. Một vài khoảnh khắc yên tĩnh có thể giúp bạn chuẩn bị tốt hơn để đối phó với những điều tồi tệ phía trước mà không cáu kỉnh hay tức giận.

Tập thể dục

Hoạt động thể chất giúp giảm căng thẳng (một nguyên nhân khiến bạn trở nên tức giận). Tập thể dục thường được giới chuyên gia khuyến nghị để cải thiện tâm trạng.

Các endorphin được tạo ra từ hoạt động thể chất là chất kích thích tự nhiên và giảm căng thẳng. Nếu bạn cảm thấy cơn giận của mình ngày càng leo thang, hãy đi bộ hoặc chạy nhanh, hoặc dành thời gian thực hiện các hoạt động thể chất thú vị khác.

Rèn luyện kỹ năng thư giãn

Tha thứ là một công cụ mạnh mẽ giúp chữa lành tinh thần. (Ảnh: ITN).
Tha thứ là một công cụ mạnh mẽ giúp chữa lành tinh thần. (Ảnh: ITN).

Sử dụng một hoặc tất cả sáu giác quan của bạn để tạo “đầu vào” thư giãn, điều này có thể cải thiện sự bình tĩnh. Thực hành các bài tập hít thở sâu như uống nước ấm, ngửi một số mùi hương dễ chịu, đi ra ngoài và cảm nhận không khí trong lành, kéo căng cơ bắp, tưởng tượng một khung cảnh thư giãn, nghe nhạc êm dịu,...

Yoga và thiền cũng là những công cụ tốt để giúp bạn giữ bình tĩnh. Khi bạn biết chăm sóc bản thân, bạn sẽ dễ dàng đối phó với những thử thách mà cuộc sống đặt ra cho mình.

Đừng giữ mối hận thù

Tha thứ là một công cụ mạnh mẽ giúp chữa lành tinh thần. Ngược lại, ôm khư khư lỗi lầm của người khác và hy vọng họ sẽ cảm nhận được nỗi đau của bạn chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến bạn.

Nếu bạn để cho sự tức giận và những cảm giác tiêu cực khác lấn át cảm xúc tích cực, bạn có thể bị nhấn chìm trong cay đắng hoặc luôn mang bên mình cảm giác ấm ức. Nhưng nếu bạn có thể tha thứ cho người đã làm tổn thương mình, bạn sẽ trút bỏ gánh nặng và không còn bị sa lầy vào cơn tức giận.

Học cách kiểm soát cơn giận đôi khi là một thử thách đối với tất cả mọi người. Nếu những giải pháp trên không đủ để giúp bạn kiểm soát cơn giận, đừng ngại liên hệ với chuyên gia sức khỏe tâm thần để được hỗ trợ.

Theo Mayoclinichealthsystem

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ